CÁCH LÀM HỒ SƠ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cũng có không ít doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ giải thể. Vậy, để tiến hành giải thể gồm những bước nào? Sau đây, Luật Á Châu xin được tư vấn đến quý bạn đọc về các bước tiến hành giải thể doanh nghiệp. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Giải thể doanh nghiệp gồm 4 bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.

Quyết định này phải có nội dung:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên) trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Sau khi tiến hành thanh lý tài sản phải lập biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ( có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ).

Bước 2:

Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Bước 3:

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ gồm có:

– Quyết định giải thể doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã quyết toán thuế xong, doanh nghiệp không còn nợ thuế và đã đóng mã số thuế của doanh nghiệp;

– Ba số báo liên tiếp hoặc chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng báo;

– Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;

– Văn bản của ngân hành nơi doanh nghiệp mở tài khoản xác nhận doanh nghiệp không còn nợ ngân hàng và đã đóng tài khoản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải lập bản cam kết về việc doanh nghiệp chưa mở tài khoản.

Bước 4:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi đã trả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo văn bản này, doanh nghiệp cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Trên đây là tư vấn của Luật Á Châu về các bước tiến hành giải thể doanh nghiệp. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chi tiết hơn, mời quý bạn đọc liên hệ theo địa chỉ sau:

CÔNG TY TNHH LUẬT Á CHÂU

Địa chỉ: Ngõ 2 đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

VPGD: Số 262 Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Email: dkdn.luatachau@gmail.com

Sđt: 0968.565.479

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan