ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH

ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH

Đăng ký mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm…dựa trên việc ấn định 1 mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị ( máy quét ) có thể đọc được.

Vậy, đăng ký mã số mã vạch có bắt buộc không và thủ tục đăng kí mã số mã vạch như nào, Luật Á Châu chúng tôi xin được tư vấn tới quý khách hàng:

1. Lợi ích của việc đăng kí mã số, mã vạch.

Mã số mã vạch là không bắt buộc tuy nhiên đăng ký mã số, mã vạch có những lợi ích như:

-Giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng quản lí sản phẩm của mình

-Cơ quan nhà nước cũng dễ dàng trong việc quản lý sản phẩm, cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó vì trên mã số mã vạch có đầy đủ những thông tin về nhà sản xuất, thông tin về sản phẩm, hàng hoá đó.

-Phục vụ cho việc tham gia vào hệ thống bán lẻ tại các siêu thị, hoặc các hệ thống bán hàng tự động trong phạm vị cả nước.

-Phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

-Đối với các đơn vị sản xuất, phân phối hàng hóa, lợi ích của việc sử dụng mã vạch được nhìn nhận rõ rệt trong công tác quản lý và phân phối: tiết kiệm thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán, thông tin một cách nhanh chóng; tính chính xác cao; tiết kiệm chi phí…

2. Các quy định của pháp luật về việc đăng ký mã số, mã vạch

Để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, điều các doanh nghiệp cần làm là đăng ký với Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam – là tổ chức mã số mã vạch quốc gia của Việt Nam.)

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm những gì?

Thành phần hồ sơ:

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. ( trong trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

– Bản đăng ký mã số mã vạch đã điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của thủ trưởng.

– Bản danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch (đặc điểm, chủng loại, khối lượng, số lượng, kích thước của sản phẩm).

– Phiếu biên nhận hồ sơ.

Số lượng hồ sơ: 2 bộ

Để được cấp mã số, mã vạch, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam

3. Trình tự thủ tục đăng ký mã số mã vạch như nào?

Bước 1: Doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ có liên quan như bên trên về Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam). Thời gian không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, hồ sơ sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định

Bước 2: Hồ sơ được tiếp nhận

Thẩm định hồ sơ trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm.

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, sau 30 ngày Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch.

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu chủ thể đăng ký mã số mã vạch hoàn thiện.

Bước 3: Sau khi được cấp mã số mã vạch, quý khách hàng cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã số mã vạch quốc gia (IDD) tại website idd.

Bên cạnh đó, khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch theo quy định tại điều 4 thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch, mức thu phí cấp mã số mã vạch.

Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều 4 thông tư số 232/2016/TT-BTC  (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nộp phí bằng hình thức chuyển khoản.

Lưu ý: + Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc giấy chứng nhận sử dụng MSMV, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi.

+ Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số mã vạch.

Một số lưu ý

Thứ nhất, doanh nghiệp cần đăng kí mã số mã vạch phù hợp với giấy phép kinh doanh

Thứ hai, doanh nghiệp phân phối sản phẩm của công ty mẹ tại nước ngoài muốn được cấp phép cho mã số của sản phẩm đó tại Việt Nam ( sử dụng mã số nước ngoài tại Việt Nam): nộp bản ủy quyền của công ty mẹ (có công chứng) cho phép công ty chi nhánh trong nước sử dụng mã doanh nghiệp của công ty mẹ và sử dụng từ số nào đến số nào; công văn đề nghị sử dụng mã nước ngoài; bản đăng ký sử dụng mã số của doanh nghiệp nước ngoài trên sản phẩm.

Thứ ba, lưu ý về lựa chọn loại mã doanh nghiệp phù hợp và kê khai danh mục sản phẩm.

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

Tin Liên Quan