Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các điều kiện để tiến hành thành lập doanh nghiệp. Do vậy, trong bài viết này, Luật Á Châu xin tư vấn cho bạn các điều kiện cần thiết khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, hiện nay nước ta quy định các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH môt thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân.

Các yêu cầu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Đăng ký thành lập doanh nghiệp online
Đăng ký thành lập doanh nghiệp online

1, Tên doanh nghiệp

Khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, bạn muốn có tên doanh nghiệp thật ấn tượng và thể hiện rõ nội dung kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, khi tiến hành đặt tên bạn cần phải tuân thủ những quy định tại điều 38, 39, 40, 42 của Luật doanh nghiệp năm 2014. Tên doanh nghiệp cần phải tránh những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn.

2.  Trụ sở doanh nghiệp sau khi thành lập

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Số điện thoại, số fax và thư điện tử.

3. Ngành nghề kinh doanh

Đối với ngành nghề kinh doanh, khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quyết định số 27/2018/QĐ – TTg quyết định về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Đặc biệt lưu ý, đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh trước khi đăng ký hoặc sau khi đăng ký. Ví dụ về điều kiện kinh doanh như: vốn pháp định, điều kiện về nguồn nhân lực hay điều kiện về địa điểm kinh doanh,…

4. Vốn pháp định và Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

5. Thành viên sáng lập để đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp

  • Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
  • Công ty Cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập. Và được thành lập bởi cá nhân hoặc tổ chức.
  • Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân
  • Công ty Hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).

Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 Quy định về quyền thành lập, góp vốn doanh nghiệp như sau:

+ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này

+ Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam :

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tin Liên Quan