ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THÉP TRUNG QUỐC, HÀN QUỐC

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 3877/QĐ-BCT tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm

thép hợp kim,

không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn quốc.

Điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc, Hàn Quốc

Trong vụ việc này, bên yêu cầu là bốn nhà sản xuất thép phủ màu đại diện cho ngành sản xuất trong nước, bao gồm: Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty Tôn

Phương Nam, Công ty cổ phần Thép Nam Kim

và Công ty cổ phần Thép TVP.

Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là một số sản phẩm thép phủ màu, được phân loại theo mã HS sau: 7210.70.11, 7210.70.19, 7210.70.91, 7210.70.99,

7212.40.11, 7212.40.12, 7212.40.19, 7212.40.91, 7212.40.92, 7212.40.99.

Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước thể hiện qua việc suy giảm ở các số chỉ số như:

Công suất sử dụng, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tồn kho…

Biên độ bán phá giá cáo buộc với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 25,5% và từ Hàn Quốc là 19,25%.

Bộ Công Thương nêu rõ: Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc với cơ quan điều tra. Hạn cuối để đăng ký bên liên quan là ngày 15/11.

Trên thực tế, từ trước tới nay, thép là ngành hàng thường xuyên phải đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại từ nước ngoài. Bởi vậy, khi trao đổi với phóng

viên Báo Hải quan, liên quan tới vấn đề Việt

Nam chủ động khởi kiện để bảo vệ ngành sản xuất thép nội địa, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam đang trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu

thép ngày càng tăng. Đây là cơ hội lớn cho ngành thép phát triển. Khi bị kiện ở nước ngoài nhiều, muốn phát triển, Việt Nam phải bảo vệ bằng được thị trường

thép trong nước, ngăn cản việc nhập khẩu các sản

phẩm trong nước đã sản xuất được. Thời gian tới, Hiệp hội thép đề nghị Bộ Công Thương đẩy mạnh sử dụng công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất

thép nội địa”.

NGUỒN TẠI: (https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tai-chinh/21671/dieu-tra-chong-ban-pha-gia-thep-trung-quoc-han-quoc)

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

tin tức pháp luật

kinh phí mua bù hạt giống cây trồng

Tin Liên Quan