GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT HÓA CHẤT TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ, trình tự Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất trong ngành công nghiệp được quy định tại Nghị định 108/2008/ND-CP được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 26/2011/ND-CP và  Thông tư 28/2010/TT-BCT như sau:

I. Điều kiện sản xuất :

Điều kiện sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 108/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 26/2011/NĐ-CP như sau:

  •  Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
  •  Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
  •  Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
  •  Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tạiĐiều 12 của Luật Hóa chất;
  •  Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng và các thành phần hóa chất;
  •  Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  •  Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
ACHAULAW
HOTLINE: 19006250

II. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận:

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2010/TT-BCT và được sửa đổi bởi Thông tư 18/2011/TT-BCT như sau:

  • Tài liệu pháp lý:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại phụ lục 2  kèm theo Thông tư này;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

– Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền.

  • Tài liệu về điều kiện kỹ thuật

– Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;

– Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

– Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.

ACHAULAW
HOTLINE: 19006250
  • Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất:

Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

III. Thủ tục thực hiện:

Điều 14 Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 2: Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định pháp luật, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ như sau:

– Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.

Bước 3:  Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận:

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.

Thời hạn của Giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận có thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày cấp. Đối với tổ chức, cá nhân có nhiều điểm kinh doanh hàng hóa thì tại Giấy chứng nhận phải ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện.

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Xin giấy phép con

Cấp lại Giấy phép cho thuê lại lao động bị mất, bị hư hỏng

 

 

 

 

Tin Liên Quan