SÁP NHẬP HAI CÔNG TY CẦN NHỮNG THỦ TỤC GÌ?

1. Căn cứ pháp lý

Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như sau:

“Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp

  1. Một hoặc một số công ty ( gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập …”.

Như vậy, việc sáp nhập giữa hai công ty con cũng được thực hiện theo quy định thông thường về sáp nhập doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, hai công ty này đều là công ty con của một công ty mẹ. Nên khi đặt vấn đề sáp nhập. Cần xem xét đến mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con này.

Tuy công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có tài sản riêng. Nhưng công ty mẹ có quyền chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con và thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con. Quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo. Hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành.

Do vậy, khi sáp nhập hai công ty con với nhau. Nhất định đã thông qua quyết định từ phía công ty mẹ. Và như thông tin bạn đã cung cấp. Công ty mẹ ở nước ngoài đã đồng ý cho 2 công ty con ở VN được sáp nhập thông qua văn bản. Nên vấn đề này được xem như đã được thông qua sự đồng ý của công ty mẹ.

Về thủ tục sáp nhập hai công ty con, cũng được thực hiện như khi sáp nhập hai doanh nghiệp. Vấn đề này được thể hiện ở Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 195 của Luật Doanh nghiệp 2014

2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty sáp nhập. Nội dung chủ yếu:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập;

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;

– Thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động;

– Cách thức; thủ tục; thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản; chuyển đổi phần vốn góp cổ phần; trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập:

– Hợp đồng sáp nhập;

– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập; trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ; hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

Bước 3: Theo dõi tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương. Nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập. Thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

Như vậy, thủ tục sáp nhập hai công ty con trong trường hợp của bạn bao gồm các thủ tục sau:

Đầu tiên, hai bên phải tiến hành thành lập hợp đồng sáp nhập. Điều lệ của công ty nhận sáp nhập. Trong đó hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ của công ty và người lao động.

Sau khi có hợp đồng sáp nhập rồi thì các công ty bị sáp nhập phải nộp hồ sơ xin xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và xin đóng mã số thuế lên cơ quan thuế quản lý, cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có), tổng cục hải quan (nếu có), …

Sau đó sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập tại sở kế hoạch và đầu tư.

Lưu ý:

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại. Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động. Và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan.

Tin Liên Quan