THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO ?

      Trong khâu chuẩn bị đthành lập doanh nghiệp, hay trong quá trình hoạt động của mình thì việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cũng là một vấn đề cần lưu ý. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến doanh số và kết quả kinh doanh của công ty. Vì thế, việc chọn địa điểm kinh doanh được doanh nghiệp lựa chọn và cân nhắc rất kỹ lưỡng, cẩn thận để vừa giúp đáp ứng được chiến lược, mục tiêu kinh doanh vừa giúp công ty thu về nhiều lợi nhuận.

      Tuy nhiên, để thành lập địa điểm kinh doanh một cách hợp pháp và chính xác thì không phải ai cũng biết. Do đó, bài viết dưới đây chuyên viên của Achaulaw sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích về vấn đề này.

      Như thế nào về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp ?

      Theo Khoản 3 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 : “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”

      Khác với chi nhánh của doanh nghiệp có thể được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì địa điểm kinh doanh chỉ được thành lập tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh hoặc trụ sở.

      Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng. Chế độ kế toán của địa điểm kinh doanh cũng hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản mà không được tự lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp như chi nhánh doanh nghiệp.

      Về tổ chức hoạt động, địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, theo những ngành, nghề của công ty mẹ, ngoài ra không có các chức năng khác. Địa điểm kinh doanh không phải kê khai thuế, mà do công ty mẹ kê khai; và cũng chỉ phải nộp lệ phí môn bài hàng năm.

 

      Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp ra sao ?

      Bước 1: Thông báo lập địa điểm kinh doanh.

      Nội dung thông báo được quy định gồm:

      – Mã số doanh nghiệp;

      – Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

      – Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

      – Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

      – Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định pháp luật của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

      – Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

      Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

      Bước 2: Nộp thông báo

      Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

      Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Số lượng hồ sơ là 01 bộ.

      Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

      Bước 3: Nhận thông báo

      Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh. 

     Ngoài ra, Quý khách có thể liên hệ để được tư vấn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh Tại Đây.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan