THỦ TỤC ĐẶT IN HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG LẦN 2

 THỦ TỤC ĐẶT IN HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG LẦN 2 

Hóa đơn thuế GTGT là một trong những loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai tính thuế GTGT theo phương thức khấu trừ trong hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp do không có kế toán chuyên môn và hay thiếu hiểu biết về pháp luật về thuế đã bị xử phạt do tự ý liên hệ đặt in
hóa đơn
đưa hóa
đơn vào sử dụng mà không thông báo
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy để tìm hiều thủ tục đặt in hóa đơn lần 2 , xin vui lòng tham khảo bài tư vấn của Công ty TNHH Luật Á Châu

Thủ tục đặt in hóa đơn lần hai chỉ khác với lần đầu đó là không phải gửi đề nghị sử dụng hóa đơn.

  1. Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:

Bản sao Đăng ký kinh doanh công ty (công chứng)

Chứng minh nhân dân của Giám đốc (bản photo);

Giấy giới thiệu (Nếu giám đốc ủy quyền)

Bản sao chứng minh nhân dân người được giới thiệu (bản photo).

  1.  Đối với thủ tục khi in:

– Hợp đồng đặt in hóa đơn

– Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

– Quyết định: Về việc in hóa đơn đặt in

– BIÊN BẢN THANH HỦY: Các hóa đơn in thử, in thừa, in hỏng và bản phim, bản kẽm

– BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÓA ĐƠN

– Hóa đơn Giá trị GTGT của nhà in

– Phiếu thu tiền bên nhà in hoặc ủy nhiệm chi nếu thanh toán bằng tiền gửi

– Phiếu chi tiền

  1. Liên hệ với công ty chuyên về in hóa đơn

Công ty phải có uy tín và có đủ điều kiện để được in hóa đơn

Trao đổi về mẫu hóa đơn cần làm

Thỏa thuận về việc giá in hóa đơn

– Hóa đơn mẫu 03 liên

  1. Ký hợp đồng đặt in hóa đơn:

Hai bên bắt buộc phải ký hợp đồng in hóa đơn;

Tại khoản 3, TT 176/2016/TT-BTC, phạt tiền từ 500.000 đến 1.500.000 VNĐ nếu hai bên không ký hợp đồng đặt in hóa đơn bằng Văn bản

  1. Đến nhận hóa đơn đã in xong:
  • Kiểm tra về chất lượng hóa đơn: đúng mẫu, ký hiệu, các thông số…
  • 01 quyển hóa đơn phải có đầy đủ 50 số, các số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần
  • Hóa đơn phải đầy đủ các liên theo đúng thỏa thuận (thường là 3 liên)
  1. Làm thủ tục thanh lý hợp đồng:

Sau khi đã kiểm tra xong hóa đơn và không thấy có lỗi, sai sót gì thi doanh nghiệp và nhà in làm biên bản nghiệm thu, bàn giao.

  • Bàn giao về số quyển hóa đơn;
  • Bàn giao về hóa đơn mẫu.

Làm thủ tục thanh lý hợp đồng đặt in (nếu 2 bên không làm thanh lý hợp đồng đặt in sẽ bị phạt 4.000.000 – 8.000.000VNĐ)

Làm biên bản hủy bản kẽm, hóa đơn in sai, in thử, in lỗi…

Chú ý: Nếu doanh nghiệp bạn không đủ điều kiện để đặt in hóa đơn, hoặc bạn là hộ, cá nhân kinh doanh… thì cần lên Chi cục Thuế để mua hóa đơn trực tiếp.

II. Thông báo phát hành hóa đơn lần 2: 

Khi đã hoàn tất việc liên hệ đặt in hóa đơn, nghĩa là doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn đặt in từ tổ chức đặt in, doanh nghiệp nộp thông báo phát hành hóa đơn lần 2 đến chi cục thuế quản lý.

2.1. Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn lần 2:

+ Thông báo phát hành hóa đơn

+ Hóa đơn mẫu

2.2. Phê duyệt:

♦ Cơ quan thuế sẽ xuống kiểm tra Doanh nghiệp để xác nhận việc đặt in hóa đơn;

♦ Nếu trong vòng 05 ngày cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản sẽ xuống kiểm tra thì Doanh nghiệp được tự in hóa đơn.

 

 Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ gửi kèm hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế
nếu hóa đơn lần 2 khác về nội dung và hình thức so với lần đầu; trường hợp hóa đơn
lần 2
không khác về nội dung (thông tin công ty, địa chỉ,

logo,…) hoặc hình thức so với hóa đơn lần đầu doanh nghiệp không cần gửi hóa
đơn mẫu

 

Tin Liên Quan