TÌM HIỂU VỀ MÃ VẠCH SẢN PHẨM

   Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Sự mở cửa hội nhập và giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng nhiều hơn vì thế mỗi sản phẩm đều gắn cho mình một mã vạch riêng.

   Vậy mã vạch sản phẩm là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp và cả đối với người tiêu dùng? Thông qua bài viết này thì Luật Á Châu sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về về mã vạch của sản phẩm. 

   Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào quy định về mã vạch sản phẩm là gì. Qua việc tham khảo thì chúng tôi hiểu rằng mã vạch sản phẩm là một dãy dạng vạch không thể thiếu trên các vỏ bao bì các sản phẩm trên thị trường. Mã vạch này giúp cho người dùng có thể dễ dàng truy vấn được thông tin sản phẩm, giá thành, đơn vị sản xuất,… một cách dễ dàng.

   Mã vạch sản phẩm là một dãy số nguyên được đăng ký quy chuẩn của tổ chức GS1. Mỗi sản phẩm chỉ có một mã vạch duy nhất trên toàn thế giới.

  • Lịch sử hình thành mã vạch sản phẩm quốc tế như thế nào?

   Năm 1970, MSMV (mã số mã vạch) được đưa vào áp dụng lần đầu tiên tại một cửa hàng tự chọn ở Mỹ, giúp nhận dạng vật phẩm và tính tiền một cách nhanh chóng, chính xác và đã đem lại hiệu quả cao.

   Năm 1973, một tổ chức MSMV đầu tiên đã được thành lập, có tên gọi là Hội đồng mã thống nhất UCC (viết tắt của tên tiếng Anh là Uniform Code Council), nhằm tiêu chuẩn hóa và phổ biến áp dụng MSMV trong đa ngành công nghiệp tại Mỹ và Canađa. Tuy nhiên, mã số do tổ chức UCC quy định chỉ có thể giúp nhận dạng vật phẩm và cơ sở sản xuất kinh doanh vật phẩm, không xác định được nguồn gốc quốc gia nơi sản xuất ra vật phẩm.

   Năm 1977, do nhu cầu thực tế buôn bán và giao nhận sản phẩm hàng hóa, một tổ chức khu vực mới đã ra đời, đó là Hội mã số vật phẩm Châu Âu, có tên viết tắt là EAN (Erropean Article Numbering Association), với các sáng lập viên đầu tiên từ mười hai nước thuộc Châu Âu. Họ đã nghiên cứu cải tiến mã sản phẩm đa năng của tổ chức UCC (UPC- Universal Product Code) và thiết lập Hệ thống mã số vật phẩm EAN của Châu Âu. Hệ thống mã số EAN sau đó được chấp nhận rộng rãi trong nhiều quốc gia, không chỉ trong khuôn khổ khu vực Châu Âu, nên năm từ 1984 tổ chức EAN trở thành hệ thống quốc tế, có tên gọi là EAN quốc tế (EAN International).

   EAN quốc tế là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu, trong tất cả các ngành kinh tế xã hội để phân định một cách đơn nhất và rõ ràng sản phẩm, dịch vụ, địa điểm và dữ liệu, nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế.

   EAN quốc tế là tổ chức tập hợp các tổ chức MSMV quốc gia (EAN quốc gia) ở các nước trên thế giới. Các hoạt động triển khai áp dụng hệ thống EAN được tiến hành thông qua các tổ chức EAN quốc gia. Ngày nay, sau gần ba mươi năm hoạt động, EAN là một cộng đồng quốc tế với các thành viên là các tổ chức EAN quốc gia tại hơn 100 nước.

   Từ năm 2000, để đảm bảo hoà nhập, thống nhất sử dụng tiêu chuẩn mã số mã vạch trong khuôn khổ toàn cầu, EAN quốc tế đã triển khai chương trình hợp nhất với tổ chức UCC ở mọi trình độ kỹ thuật, thống nhất các tiêu chuẩn về mã số, về vật mang dữ liệu là mã vạch cũng như các tiêu chuẩn về gói tin trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange).

   Nhờ kết quả của chương trình hợp nhất nêu trên, từ tháng 2 năm 2005, EAN quốc tế đã kết hợp cả Mỹ và Canada để trở thành một hệ thống thực sự mang tính chất toàn cầu và đã đổi tên thành GS1 (One Global Standard). Cho đến nay, hệ thống MSMV và các tiêu chuẩn thương mại của GS1  đang là công cụ phục vụ cho việc phân định và thu thập, trao đổi thông tin kinh doanh của hơn 1.000.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới, thuộc đủ các ngành kinh tế, từ hàng tiêu dùng, thực phẩm và nước giải khát tới giao thông vận tải, y tế, an ninh quốc phòng…

   Trong gần bốn mươi năm qua, cộng đồng GS1 đã tiến những bước dài, đã tạo nên cơ cấu tổ chức cần thiết để phục vụ các doanh nghiệp tốt hơn trong thế kỷ tới. GS1 đã có một vị trí chủ chốt cho phép có được sự tiếp cận rộng lớn hơn và nhiều động lực hơn trong khuynh hướng toàn cầu về tiêu chuẩn hóa, xây dựng và định hình một mạng thông tin thương mại toàn cầu.

  • Ý nghĩa của mã vạch sản phẩm:

   Đối với doanh nghiệp mã vạch sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt các sản phẩm trong các khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối đến các đại lý và người tiêu dùng. Để đọc các mã này, doanh nghiệp sẽ sử dụng các thiết bị quét chuyên dụng.

   Bên cạnh đó đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh các hàng hóa, sản phẩm thì mã vạch sản phẩm giúp cho các cá nhân tổ chức sử dụng hàng hóa một cách thuận tiện trong việc tính giá tiền cho hàng hóa mà không phải đau đầu vì nhớ giá từng sản phẩm một thông qua thiết bị thanh toán và phần mềm sử dụng mã vạch để thanh toán.

   Đối với người tiêu dùng, mã vạch sản phẩm như một “kim chỉ nam”. Thông qua đó người tiêu dùng có thể biết được các thông tin sản phẩm mình đang có nhu cầu tìm hiểu được sản xuất ở đâu, giá thành bao nhiêu, và các thành phần trên sản phẩm. Bên cạnh đó việc dùng điện thoại để xem hàng hóa sản phẩm là hàng thật, hay hàng giả đang là một vấn đề được người tiêu dùng trở nên quan tâm hơn trong thời gian gần đây.                                             

   Mã vạch sản phẩm ngày càng có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại một số  mặt hàng vẫn chưa được đăng kí mã vạch điều này gây khó khăn khi mà vấn đề hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc chất lượng ngày càng nhiều lên.

   Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan