ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

 Doanh Nghiệp Tư Nhân là gì ?

        Trên đây Luật Á Châu sẽ đề cập tới !

1. Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

3. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của DN cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

 

 

Về quan hệ sở hữu vốn: Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp xuất phát chủ yếu từ tài sản của chủ Doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí. Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân và phần còn lại thuộc sở hữu của chủ Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là không thể tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân và tài sản của chính Doanh nghiệp Tư nhân  đó. ( điều 184 luật Doanh Nghiệp )

Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lí

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân. ( điều 185 Luật Doanh Nghiệp )

Về phân phối lợi nhuận

Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.

Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân ( điều 74 luật dân sự 2015 )

Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp Tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân.

 

Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động 

Do tính chất độc lập về tài sản không có nên chủ Doanh nghiệp Tư nhân  – người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ Doanh nghiệp Tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ.

Điều kiện thành lập công ty tư nhân:

– Tên công ty: Tên công ty không được trùng gây nhằm lẫn với các công ty khác trên phạm vi cả nước.

.- Trụ sở chính của công ty: Được quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khi quy hoạch của địa phương.

– Ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo trong ngành nghề kinh doanh quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành, không bị cấm đầu tư kinh doanh.

– Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân: Phải đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định đã được quy định.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập

Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng bởi vì hồ sơ phải được chuẩn bị đầy đủ nhất và đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

Các hồ sơ, giấy tờ cần phải chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

+  Giấy để nghị đăng ký kinh doanh – điền theo mẫu thành lập doanh nghiệp tư nhân có sẵn của Sở kế hoạch và đầu tư. Phụ lục I-3

+  Bản sao CMND hoặc hộ chiếu có hiệu lực của chủ doanh nghiệp

+ Bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc theo quy định của pháp luật.

+ Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà quy định của pháp luật yêu cầu về vốn pháp định thì cần có văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quản tổ chức có thẩm quyền.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ

Sau khi bạn đã chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân đầy đủ sẽ tiến hành nộp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư.

Bộ phận một cửa kiểm tra hồ sơ xem đã đầy đủ và chính xác chưa. Nếu chưa đủ hoặc chưa đúng yêu cầu thì nhân viên sẽ hướng dẫn bạn làm lại. Sau khi hồ sơ được chập nhâ, bạn sẽ nhận được giấy hẹn ngày trả kết quả.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ được chuyển lên cho chuyên viên xem xét, kiểm tra, đánh giá. Nếu đúng thì sau 7 ngày làm việc bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng nếu hồ sơ bị sai sót thì chuyên viên sẽ thông báo và yêu cầu bạn sửa hồ sơ . Sau khi nhận được thông báo và sửa theo yêu cầu, bạn nộp hồ sơ đã sửa ở bộ phận một cửa.

Bước 3: Nhận kết quả và làm dấu doanh nghiệp

Căn cứ vào giấy hẹn trả kết quả, bạn sẽ nhận kết quả thành lập doanh nghiệp tư nhân tại bộ phận trả kết quả của sở kế hoạch và đầu tư. Kết quả nhận được sẽ là 01 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản chính cùng 03 bản sao.

Sau khi đã nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bạn bắt đầu tiến hành là thủ tục khắc dấu. Doanh nghiệp cung cấp cho đơn vị làm dấu 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khi đó sẽ nhận lại giấy hẹn. Đến ngày hẹn, bạn sẽ đến bộ phận trả dấu của cơ quan công an để nhận dấu doanh nghiệp. Khi đến lấy dấu cần mang theo CMND bản gốc cũng như bản gốc giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Khai báo thuế doanh nghiệp và đóng thuế môn bài

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành nghĩa vụ về thuế, đóng thuế môn bài để đi vào hoạt động. Mức thuế môn bài đã được quy định cụ thể và được tính so với vốn điều lệ của doanh nghiệp đăng ký khi thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Sau khi nộp xong thuế môn bài, doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động kinh doanh bình thường.

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

Tin Liên Quan