Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế

Giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp băn khoăn trong việc giải thể doanh nghiệp mình tại cơ quan thuế? Thủ tục phức tạp? Sau đây là tư vấn của Công ty TNHH Luật Á Châu về Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế.

Việc đầu tiên khi giải thể là doanh nghiệp phải đăng bố cáo lên Cổng thông tin Quốc Gia ít nhất là 30 ngày rồi tiến hành làm hồ sơ giải thể nộp lên Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Trong thời gian chờ, Doanh nghiệp tiến hành đóng mã số thuế, làm công văn và hồ sơ gửi lên Cơ quan Thuế( nếu thiếu, cơ quan Thuế sẽ yêu cầu bổ sung).

– Về nguyên tắc Doanh nghiệp muốn giải thể phải thanh toán hết các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng, có xác nhận đóng mã số thuế của Cơ quan Thuế và nộp kèm theo với hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, 3 số báo đã đăng, giấy tờ trả dấu (nên trả dấu khi hồ sơ đã hoàn thiện vì trả dấu xong sẽ không thông tin để sửa hồ sơ).

– Thuế là một thủ tục phức tạp nên khi tiến hành giải thể, Doanh nghiệp nên ưu tiên xử lý.

giải thể doanh nghiệp tại achaulaw, nhanh chóng, chuyên nghiệp, chi phí thấp

  1. Thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp tư nhân:

– Quyết định giải thể doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp ký tên. Quyết định giải thể phải có nội dung đầy đủ theo quy định tại Khoản 1, Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014.

– Chủ doanh nghiệp phải tiến hành trực tiếp thanh lý tài sản Doanh nghiệp.

– Giấy xác nhận về việc hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế (do cơ quan thuế xác nhận);

– Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể

– Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả các thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết

– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

  1. Thủ tục giải thể công ty TNHH:

– Quyết định giải thể doanh nghiệp do chủ sở hữu ký tên. Quyết định giải thể phải có nội dung đầy đủ theo quy định tại Khoản 1, Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014.

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả các thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.

– Bản chính Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư.

– Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết.

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết (Nêu rõ họ tên người lao động, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, mức trợ cấp, những nghĩa vụ trong hợp đồng lao động, phương thức xử lý, thời hạn xử lý đối đối với từng lao động nếu đã giải quyết xong hoặc không sử dụng lao động cũng phải khai theo quy định).

  1. Thủ tục giải thể Công ty Cổ phần:

– Quyết định giải thể doanh nghiệp do chủ sở hữu ký tên. Quyết định giải thể phải có nội dung đầy đủ theo quy định tại Khoản 1, Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014.

– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

– Biên bản họp và Quyết định của Đại hội cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;

– Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.

– Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).

– Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

– Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).

– Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp);

– Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

– Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, Văn phòng đại diện thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty TNHH

*Note: các trường hợp bị cấm khi có quyết định giải thể Doanh nghiệp:

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

– Cất giấu, tẩu tán tài sản;

– Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

– Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

– Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

– Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

– Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

– Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Trên đây là tư vấn của Công ty TNHH Luật Á Châu về thủ tục giải thể doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo.

Trân trọng!

 

Tin Liên Quan