Theo Luật Thương mại 2005 thì văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép. Khi tiến hành mở văn phòng đại diện nước ngoài cần lưu ý một số nội dung sau đây:
1. Số lượng văn phòng đại diện
Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một văn phòng đại diện có cùng một tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2.Trụ sở văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện có thể ký hợp đồng thuê trụ sở để thực hiện hoạt động tại Việt Nam; tuy nhiên không được cho mượn hoặc cho thuê lại trụ sở.
3.Tên văn phòng đại diện
– Các ký tự được sử dụng: các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
– Phải mang tên thương nhân nước ngoài và cụm từ “Văn phòng đại diện”;
– Phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện;
– Trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm của văn phòng đại diện: được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài.
4.Báo cáo hoạt động văn phòng đại diện
– Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện có trách nhiệm gửi báo cáo hoạt động theo mẫu của Bộ Công thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Sở Công thương tỉnh, thành phố đặt văn phòng đại diện
Bài viết tham khảo:
Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại VIệt Nam
Thành lập chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
Hoạt động của văn phòng đại diện
THuế tiêu thụ đặc biệt