HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Hiện nay, việc đăng kí thành lập doanh nghiệp trở nên thuận tiện, dễ dàng, tiết kiệm hơn qua cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, có rất

nhiều cá nhân, tổ chứ muốn thành lập công ty vẫn còn khá nhiều vướng mắc trong việc chuẩn bị hồ sơ cũng như trình tự, thủ tục để

đăng kí thành lập doanh nghiệp. Do đó, chúng tôi xin cung cấp một số bước hướng dẫn thành lập doanh nghiệp như sau.

Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp.

  • Thứ nhất, hướng dẫn thành lập doanh nghiệp: xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành nghề kinh doanh được ghi tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ban hành theo quyết định số 10/2007/Qđ-Ttg của Thủ tướng

chính phủ. Trong danh mục này, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn một ngành nghề kinh doanh phù hợp. Trường hợp khi đăng kí thành lập

doanh nghiệp, nếu ngành nghề kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc không được ghi trong danh sách thì thực

hiện theo hướng dẫn tại điều 7 nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định việc ghi ngành, nghế kinh doanh.

 

  • Thứ hai, hướng dẫn thành lập doanh nghiệp: xác định mô hình doanh nghiệp.

Mô hình doanh nghiệp có thể là: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Tùy vào số

lượng thành viên góp vốn, số vốn mà doanh nghiệp muốn huy động,.. mà  lựa chọn một mô hình hoạt động phù hợp. Giả sử, nếu doanh

nghiệp có số lượng thành viên lớn, mong muốn thu hút được nguồn vốn mạnh mẽ trong kinh doanh có thể thành lập theo mô hình công

ty cổ phần.

 

  • Thứ ba, hướng dẫn thành lập doanh nghiệp: tên doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp là yếu tố quan trọng khi tiến hành việc thành lập doanh nghiệp. Bởi vì nó thể hiện được ngành nghề kinh doanh, loại

mô hình công ty khi thành lập doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp bao gồm: Tên mô hình doanh nghiệp + tên riêng của doanh nghiệp. Tên

riêng của doanh nghiệp không được trùng, dễ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác. Các quy tắc về việc đặt tên trong doanh nghiệp

khi thành lập được quy định cụ thể trong luật Doanh nghiệp năm 2014.

 

  • Thứ tư thành lập công ty: về vốn điều lệ là trị giá số vốn mà chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp và được ghi nhận cụ thể tại điều lệ doanh nghiệp.

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công

nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam ( khoản 1 điều 35 Luật Doanh nghiệp). Doanh nghiệp

khi thành lập phải ghi cụ thể thời điểm góp của chủ sỡ hữu trong hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp.

 

  • Thứ năm, hướng dẫn thành lập công ty: điều lệ công ty.

Khi thành lập doanh nghiệp, trong bộ hồ sơ đăng kí không thể thiếu điều lệ doanh nghiệp. Điều lệ doanh nghiệp bao gồm các nội dung

chủ yếu sau

  1. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  2. b) Ngành, nghề kinh doanh;
  3. c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  4. d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

  1. e) Cơ cấu tổ chức quản lý;
  2. g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
  3. h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  4. i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
  5. k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  6. l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  7. m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  8. n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

(điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014)

 

  • Thứ sáu Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp giá rẻ.

Sau khi xác định được các yếu tố trên, để thành lập doanh nghiệp cần phải hoàn thành bộ hộ sơ hợp lệ và thực hiện các thủ tục cần thiết

khác theo quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Thông thường, một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đăng kí doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần) và danh sách thành viên (đối với các mô hình công ty khác)
  • Bản sao một số loại giấy tờ theo quy định tại điều 20, 21, 22, 23 của Luậ Doanh nghiệp 2014.
  • Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đàu tư.

Ngoài ra, trong hồ sơ, doanh nghiệp có thể phải nộp một số văn bản như:

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu công ty là cá nhân có quốc tịch Việt Nam: CMND hoặc hộ chiếu;

Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

 

  • Thứ bảy đăng kí thông tin trên cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp.

Để tiến hành đăng kí thành lập công ty thì người đăng kí cần phải lập tài khoản đăng kí kinh doanh hoặc sử dụng chữ kí số công cộng.

Sau khi lập tài khoản hoặc sử dụng chữ kí số, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp muốn thành lập phải kê khai đầy đủ thông

tin, tải văn bản điện tử của các loại giấy tờ được yêu cầu và kí số vào hồ sơ đăng kí điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng (đối với

người sử dụng chữ kí số công cộng).

Sau khi hoàn thành đăng kí thành lập công ty, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp

qua mạng điện tử.

Nếu như hồ sơ đăng kí không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng kí thành lập công ty.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ hoặc hồ sơ đã được sử dổi, bổ sung, Phòng đăng kí kinh doanh sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế

để lập mã số doanh nghiệp và gửi cho doanh nghiệp thông báo về việc Cấp giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp.

Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng đăng kí kinh doanh sẽ đối chiếu với hồ sơ điện tử và cấp giấy Chứng nhận đăng kí doanh nghiệp nếu

nội dung của hai hồ sơ đều thống nhất và không bị làm sai lệch.

Hướng dẫn tư vấn thành lập doanh nghiệp Luật Á Châu 1900 6250

 

Tin Liên Quan