THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT 2017

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi doanh nghiệp có nhu cầu thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp

luật của doanh nghiệp. Nếu bạn đang vướng mắc về vấn đề thay đổi người đại diện theo pháp luật thì có thể liên

hệ với Luật Á Châu – chuyên dịch vụ thành lập công ty trọn gói để chúng tôi tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho bạn.

Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ giúp bạn hiểu rõ để hoàn tất quá trình này nhanh chóng, tiết kiệm thời

gian công sức và chi phí.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật 2017

 

Sau đây là một số thông tin về thủ tục và hồ sơ bạn cần làm nếu muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty mình.

Quy định thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Theo Điều 137 của Bộ luật Dân sự 2015 thì  Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

d)Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp

nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.

  Theo điều 13, Luật doanh nghiệp 2014, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho

doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp

với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và

nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

          Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật. Với tư cách người đại diện theo pháp luật, họ có quyền

nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của doanh nghiệp, có quyền đại diện đương

nhiên cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng, thỏa thuận, thực hiện các giao dịch … Người đại diện theo pháp luật đại

diện cho doanh nghiệp giao tiếp với bên ngoài và quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành

hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp. Người đại diện theo

pháp luật của doanh nghiệp phải được ghi nhận trong Điều lệ của doanh nghiệp, đồng thời phải được ghi nhận trên

Giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật 2017

Trình tự thực hiên thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

– Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT:

Hồ sơ thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật gồm

1.Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;

2.Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người bổ sung, thay thế làm đại diện theo pháp luật

của công ty;

3.Quyết định của chủ sở hữu

4.Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý

tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy

định;

5.Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy

quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn

cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ

chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :

– Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm

dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực

tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp

.

Số lượng hồ sơ:   01  (bộ)

Bài Viết tham khảo:

Những lưu ý khi thành lập công ty con

Thành lập công ty có lợi gì?

Dịch vụ thành lập công ty miễn phí tại tphcm

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng

 

 

Tin Liên Quan