TRÌNH TỰ THỦ TỤC PHÁ SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

TRÌNH TỰ THỦ TỤC PHÁ SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

Trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp đăng kí thành lập mới ngày càng nhiều, song song với đó số lượng doanh nghiệp lâm vào đường cùng không còn khả năng thanh toán, phải ngậm ngùi và cay đắng “ từ bỏ cuộc chơi” cũng không phải là con số ít. Doanh nghiệp không phải là một con người nhưng cũng không tránh khỏi quy luật khắc nghiệt của một con người đó là sinh ra lớn lên già yếu và chết đi. Doanh nghiệp một khi đã tham gia vào thị trường thì phải cố gắng để cạnh tranh, phát triển nhưng đến khi không còn khả năng về tài chính nữa thì phải chấp nhận rút lui.

Vậy cần phải làm gì để  doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường một cách tối ưu và hợp pháp. Lựa chọn tuyên bố phá sản mặc dù tiêu tốn khá nhiều thời gian vì trình tự, thủ tục tố tụng rắc rối, phải qua nhiều giai đoạn nhưng cũng không phải là một phương án tồi.Giải pháp phá sản xét cho cùng là một lối thoát vừa an toàn, vừa tích cực nhất.

Chính vì vậy Luật Á Châu xin được chia sẽ về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp thấy được những tối ưu và hiệu quả của phương án này.

Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Trước hết doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án

  • Các chủ thể sau có quyền nộp đơn: Chủ nợ ( không bảo đảm và bảo đảm một phần) ; người lao động trong trường hợp doanh nghiệp chưa trả nợ lương; cổ đông công ty cổ phấn; thành viên công ty hợp danh; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
  • Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn: Chủ doanh nghiệp, hợp tác xã
  • Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn: Tòa án nhân dân cấp tỉnh
  • Lệ phí: 1.500.000 đồng ( theo Điều 40 nghị quyết 336/2016)

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản( chung) + kèm chứng cứ chứng minh khoản nợ đến hạn

+  Đối với người lao động thì cần thêm:

  • Văn bản có phân nữa chữ kí số lao động của doanh nghiệp và giấy ủy quyền chứng minh người này được ủy quyền đại diện

+ Đối với doanh nghiệp phá sản cần thêm:

  • Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh ghiệp thành lập trên 03 năm thì căn cứ vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất ; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
  • Bản giải trình các nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
  • Báo cáo thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán
  • Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được
  • Danh sách các chủ nợ, những người mắc nợ và các thành viên của doanh nghiệp

+  Đối với cổ đông công ty cổ phần

  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông
  • Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sỡ hữu trên 20% số cổ đông phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó

Bước 2: Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

  • Tòa án sẽ gửi thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Thời hạn giải quyết 30 ngày, kể từ ngày tòa án thụ lý đơn.
  • Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, tòa án sẽ tiến hành niêm yết danh sách chủ nợ và người mắc nợ. Thời hạn giải quyết 60 ngày kể từ ngày Tòa ra quyết định

Bước 3: Chỉ định cá nhân hoặc tổ chức quản lý, thanh lý tài sản

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán chỉ định quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý hoặc thanh lý tài sản

Bước 4: Kiểm kê tài sản của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán kiểm kê tài sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định mở thủ tục phá sản
  • Và trong thời hạn trên chủ nợ sẽ gửi giấy đòi nợ cho quản tài viên, hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Sau khi nhận được giấy đòi nợ của các chủ nợ , Qản tài viên tiến hành lập danh sách thu nhập tài liệu và niêm yết công khai danh sách chủ nợ

Bước 5: Tòa án triệu tập và gửi thông báo tiến hành hội nghị chủ nợ

  • Tòa án triệu tập hội nghị chủ nợ 2 lần ( nếu lần triệu tập đầu bị tạm hoãn)
  • Trong giai đoạn này tòa sẽ đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia hội nghị vắng mặt
  • Nếu những người tham gia đầy đủ. Tòa sẽ tiến hành thông qua nghị quyết hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh về kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ. Doanh nghiệp có thể phục hồi lại hoạt động kinh doanh hoặc tiến hành thủ tục thanh toán phá sản nếu không có nhu cầu phục hồi và thực hiện thêm một bước ở giai đoạn này.
  • Thời hạn giải quyết 15 ngày kể từ ngày chốt và khóa danh sách chủ nợ

Bước 6: Tòa ra quyết định và thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

  • Theo văn bản của chấp hành viên thì quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản
  • Phân chia tiền từ việc bán tài sản được thanh lý cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

Tin Liên Quan