VẤN ĐỀ CHIA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Vấn đề chia doanh nghiệp ở Việt Nam

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp người kinh doanh luôn phải tính toán kĩ lưỡng về các hình thức tổ chức, cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của công ty mình, đặc biệt là khi doanh nghiệp bị mất cân bằng trong việc quản lý hoạt động vì quy mô lớn. Trong trường hợp này chia doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được nhiều chủ thể lựa chọn. Sau đây đến với bài viết của Luật Á Châu !!!

Chia doanh nghiệp là gì?

Chia doanh nghiệp được quy định tại điểu 192 Luật Doanh nghiệp 2014 và  được hướng dẫn bởi Điều 61 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Chia doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó một doanh nghiệp được chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp mới và chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị chia. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị chia được chuyển giao từ doanh nghiệp bị chia sang cho doanh nghiệp mới.

Khi quyết định việc chia doanh nghiệp chủ sở hữu doanh nghiệp phải quyết định về tất cả các vấn đề liên quan bao gồm:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập;
  • Nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty;
  • Phương thức sử dụng lao động;
  • Cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phiếu, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập;
  • Nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia;
  • Thời hạn thực hiện chia công ty;
  • Thông qua điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc,…

Các bước cơ bản trong thủ tục chia doanh nghiệp

Đầu tiên, chủ sở hữu sẽ quyết định việc chia doanh nghiệp như thế nào, nội dung cách thức chia doanh nghiệp ra sao.

Sau đó tiến hành thông qua điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp mới.

Sau khi thực hiện phân chia doanh nghiệp theo phương án đã quyết, chủ sở hữu phải tiến hành đăng kí doanh nghiệp cho doanh nghiệp mới và cập nhật tình trạng của doanh nghiệp bị chia trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiếp. Hậu quả pháp lý trong trường hợp này là doanh nghiệp cũ chấm dứt tồn tại khi doanh nghiệp mới được ra đời.

Những loại hình doanh nghiệp được phép chia doanh nghiệp

Về trách nhiệm tài sản, do có sự chuyển quyền và nghĩa vụ từ doanh nghiệp bị chia, các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp bị chia và doanh nghiệp mới có thể là những doanh nghiệp cùng loại hình nhưng điều này không bắt buộc. Luật doanh nghiệp 2014 không có quy định về chia công ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân, do vậy không thể thực hiện việc chia các doanh nghiệp này trên thực tế.

Lý do Luật không quy định việc chia doanh nghiệp tư nhân bởi tài sản của doanh nghiệp tư nhân không rạch ròi với tài sản của chủ sở hữu và trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn. Do đó, nếu chia doanh nghiệp tư nhân sẽ làm mất đi đặc điểm trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu. Mặt khác, đặc trưng nổi bật nhất của công ty hợp danh là các thành viên hợp danh phải liên đới và chịu trách nhiệm vô hạn với các hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, Luật không quy định về việc chia công ty hợp danh bởi không thể bắt thành viên hợp danh của công ty này phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn về tài sản của công ty hợp danh khác.

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

 

Tin Liên Quan