Một cá nhân có thể làm giám đốc/tổng giám đốc mấy công ty cổ phần và TNHH 1 thành viên
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên giao dịch riêng, có tài sản cố định, có trụ sở giao dịch và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Tùy theo bản chất kinh tế của chủ sở hữu, doanh nghiệp được phân ra 2 loại hình chính, bao gồm:
Doanh nghiệp tư nhân
Các loại hình công ty như: công ty TNHH, Công ty Cổ Phần và Công ty hợp danh.
Trong đó:
Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn, mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Còn đối với hình thức công ty:
Đặc điểm của hình thức công ty chính là tính tách bạch tài sản của Công ty và tài sản cá nhân của chủ sỡ hữu.
Đồng nghĩa với việc chủ sở hữu sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào bằng tài sản riêng của mình đối với những khản nở của công ty, kể cả công ty thua lỗ hoặc dẫn đến phá sản.
Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn góp vào trong công ty.
Theo như điều 73 Luật Doanh Nghiệp 2014
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
|
Chọn loại hình khi thành lập công ty giúp bạn có bước phát triển nhanh trong kinh doanh và không phải lo lắng về việc mở thêm công ty mới
Tại sao mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
Theo như nói phía trên:
Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn, mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Căn cứ Khoản 3, Điều 183 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thì: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh”.
Điều này có nghĩa là một cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp, và loại hình doanh nghiệp dành cho cá nhân chính là loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
- Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2015 và các quy định liên quan thì một cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.
Không được thành lập hoặc tham gia thành lập nhiều hơn 1 doanh nghiệp tư nhân
NHƯNG:
1 cái nhân có thể thành lập hoặc tham gia thành lập, góp vốn nhiều công ty.
ĐỒNG THỜI:
Có quyền là chủ đại diện pháp luật không hạn chế số lượng công ty
Theo quy định này, nếu bạn đang đương nhiệm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty cổ phần thì đương nhiên vẫn có thể tham gia góp vốn vào một công ty khác. Thậm chí vẫn có thể mở tiếp một công ty thứ 2, 3 hay thứ n đều đúng với pháp luật quy định.
Không được mở nhiều hơn 1 công ty nhưng bạn có thể góp vốn vào nhiều công ty
Hiểu đúng quy định về vấn đề này của pháp luật sẽ giúp bạn thực hiện đúng, không ảnh hưởng tới quá trình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về việc 1 cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.