Ngày nay, kinh doanh đường phố đang là loại hình kinh doanh được ưa chuộng bởi sự tiện lợi, đem lại lợi nhuận lợi. Tuy nhiên, nhiều người lại muốn tham gia loại hình kinh doanh này. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn trong kinh doanh thức ăn đường phố? Kinh doanh này cần những yêu cầu gì? Sau đây, Luật Á Châu xin gửi tới những quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 30/2012/TT-BYT, ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
1.Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
– Khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
– Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.
2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố
– Phải có đủ trang thiết bị dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay. Có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh. Có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ. Bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60cm.
– Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập. Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày. Nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.
3.Điều kiện con người
– Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy đinh, phải được khám sức khỏe định kỳ. Việc khám sức khỏe phải do cơ quan y tế cấp huyện, quận và tương đương trở lên thực hiện.
– Nghiêm cấm người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.
Tham khảo: điều kiện đảm bảo vệ sinh ăn uống
Trên đây là quy định về Đảm bảo an toàn trong kinh doanh thức ăn đường phố. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6250
Bài viết tham khảo:
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty dịch vụ bảo vệ
Phạm vi bảo hộ của văn bằng bảo hộ quyền sử hữu công nghiệp