Các bước thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm:

– Đơn đăng ký kinh doanh lập theo mẫu (tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện nếu có…)

– Điều lệ công ty (áp dụng đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty hợp danh).

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH có từ 02 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, tên chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.

Lưu ý: Tên doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định (liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí).

Ngành nghề đăng ký kinh doanh không được trùng với các ngành nghề Nhà nước cấm kinh doanh. Đối với một số ngành nghề pháp luật quy định phải có vốn pháp định (bảo hiểm, cho thuê tài chính…), bạn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty. Đối với một số ngành nghề pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề, bạn phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của những người quản lý công ty (liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký đăng ký doanh nghiệp (Hồ sơ thành lập công ty)

– Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư) hoặc Phòng kế hoạch Tài chính (UBND cấp huyện) đối với Đăng ký hộ kinh doanh

Bước 3: Nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

Phòng Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) tiếp nhận hồ sơ, trao Giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả lời hồ sơ. Phòng ĐKKD kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả lời cho bạn về tính hợp lệ của hồ sơ và các nội dung cần bổ sung, sửa đổi.

Lưu ý: Hồ sơ không hợp lệ là hồ sơ không đầy đủ các loại giấy tờ kể trên, hoặc nội dung khai không đúng và đủ theo quy định. Phòng ĐKKD không có quyền yêu cầu nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài những giấy tờ nêu trên (trước đây cơ quan ĐKKD thường yêu cầu xuất trình cả các giấy xác nhận vốn, giấy tờ chứng minh trụ sở hợp pháp…).

   * Bổ sung, sửa đổi hồ sơ:

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Quý vị phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn của Phòng đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Sau khi hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD hẹn ngày doanh nghiệp (với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty) đến ký vào Giấy chứng nhận ĐKKD.

* Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

Sau khi ký vào Giấy chứng nhận ĐKKD, trước đây ((trước ngày 01.07.2015) thông thường phải chờ khoảng 07 ngày để Phòng ĐKKD đóng dấu vào bản gốc và trả Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp. Đến đây coi như đã thành lập xong doanh nghiệp của mình. Cũng theo quy định trước đây, Phòng ĐKKD sẽ cấp Giấy chứng nhận ĐKKD trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ và đã nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Trước khi ký vào Giấy chứng nhận ĐKKD, bạn cần kiểm tra cẩn thận các nội dung đã được Phòng ĐKKD ghi trên Giấy chứng nhận và có thể đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung (nếu thấy cần thiết).

Bước 4: Khắc dấu

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, bạn đến cơ quan công an (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc công an cấp tỉnh để xin cấp phép khắc dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu. Hồ sơ khắc dấu gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chứng minh thư của người đến khắc dấu.

Lưu ý: Trước đây cơ quan công an cấp giấy phép khắc dấu và giới thiệu bạn đến cơ sở khắc dấu. Sau khi có giấy phép khắc dấu, doanh nghiệp đến cơ sở làm dịch vụ khắc dấu để ký hợp đồng khắc dấu. Con dấu khắc xong sẽ được chuyển về cơ quan công an trước khi doanh nghiệp đến nhận dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu.

Nay, theo luật doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký sử dụng mẫu dấu tại cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, thay cho việc phải thông qua cơ quan công an như trước đây.

Bước 5: Sau khi đăng ký doanh nghiệp (sau khi thành lập công ty)

– Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày thành lập doanh nghiệp phải đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Đăng ký sử dụng mẫu dấu, Gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn cho Phòng Đăng ký kinh doanh; Lập Sổ đăng ký thành viên – nếu là Công ty TNHH, Sổ đăng ký cổ đông – nếu là Công ty Cổ phần; Hàng năm nộp báo cáo tài chính tại Phòng Thống kê quận – huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Trên đây là tư vấn của Luật Á Châu về các bước thành lập doanh nghiệp. Nếu muốn được tư vấn cụ thể hơn về quy trình giải thể các bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:

Email: dkdn.luatachau@gmail.com

Sđt: 0968.565.479

Trân trọng!

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan