THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY/ DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều khách hàng liên hệ với Luật Á Châu để được tư vấn thành lập Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Vì vậy, với bài viết dưới đây Luật Á Châu xin chia sẻ một số thông tin, thủ tục giúp quý khách hiểu hơn về lĩnh vực xây dựng từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong bước đầu khởi nghiệp cùng ngành.

Phần 1: Tư vấn trước khi thành lập

Theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 của thủ tướng chính phủ thì ngành xây dựng được quy định như sau

TÊN NGÀNH CẤP
Xây dựng nhà các loại 410
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ 421
Xây dựng công trình công ích 422
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 429
Phá vỡ và chuẩn bị mặt bằng 431
Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác 432
Hoàn thiện công trình xây dựng 433
Hoàn thiện xây dựng chuyên dụng khác 439

 

Một số lưu ý đối với mã ngành xây dựng:

  • Đối với nhóm ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp thông thường thì không bất kỳ điều kiện gì về vốn, bằng cấp cũng như kinh nghiệp.
  • Nếu doanh nghiệp đăng ký một trong những ngành liệt kê dưới đây thì yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
  • Khảo sát xây dựng
  • Lập quy hoạch xây dựng
  • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
  • Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
  • Giám sát thi công công trình xây dựng
  • Quản lý các dự án đầu tư xây dựng
  • Kiểm định xây dựng
  • Thi công xây dựng công trình

Sau khi đã lựa chọn được mã ngành đăng ký hoạt động, quý khách nên liên hệ với Luật Á Châu để được tư vấn chuyên sâu hơn về những vấn đề như:

  • Loại hình doanh nghiệp
  • Cách đặt tên doanh nghiệp
  • Chọn địa chỉ đặt trụ sở Công ty
  • Đăng ký vốn điều lệ
  • Tỷ lệ vốn góp của các thành viên/ cổ đông khi thành lập

Thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp

Theo luật doanh nghiệp 2020 thì có các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty TNHH MTV
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty Cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Loại hình doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến quy mô, phương hướng cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nó không những ảnh hướng đến chiến lược hoạt động mà còn ảnh hưởng đến cả những mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ sau này.

Thứ hai: Đặt tên doanh nghiệp

Cách đặt tên doanh nghiệp được quy định theo Điều 37 – Luật doanh nghiệp 2020.

Tên doanh nghiệp gồm tên Tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.

Lưu ý: khi đặt tên không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với những Doanh nghiệp thành lập trước đấy.

Không được sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ  trang, tên của tổ chức chính trị…

Thứ ba: Chọn địa chỉ đặt trụ sở Doanh nghiệp

Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp được đặt trên lãnh thổ Việt Nam

Địa chỉ phải rõ ràng (bao gồm: số nhà/ đường/phường/Quận/Huyện/Tỉnh/Thành)

Doanh nghiệp có thể thuê, mượn của bạn bè, người thân để đặt trụ sở doanh nghiệp

Lưu ý: không được đặt tại nhà chung cư, nhà tập thể…theo quy định luật nhà ở 2014.

Thứ tư: Vốn điều lệ

Đối với ngành xây dựng, luật không quy định vốn pháp định nên việc đăng ký vốn điều lệ do các thành viên/ cổ đông cam kết đăng ký góp vốn khi thành lập.

Lưu ý: Việc đăng ký vốn khi thành lập ảnh hướng đến quyền/ nghĩa vụ của các thành viên/ cổ đông nên quý khách nên đăng ký đúng với số vốn thực góp.

Phần 2: Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Tư vấn ban đầu của Luật Á Châu

Tư vấn: tên doanh nghiệp, ngành nghề, vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp…

Bước 2: Khách hàng cung cấp thông tin theo yêu cầu nêu trên

  • Tên doanh nghiệp: (Tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt)

Ghi chú: tên doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố theo Điều 37 – Luật doanh nghiệp 2020.

  • Địa chỉ trụ sở: không được đặt tạ chung cư, nhà tập thể theo luật nhà ở 2014
  • Ngành nghề: ngành nghề kinh doanh chính và ngành dự định kinh doanh
  • Vốn điều lệ:

Ghi chú: đăng ký phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh, quy mô hoạt động tổ chức. Việc đăng ký vốn điều lệ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông/ thành viên công ty và ngoài ra còn ảnh hưởng đến phương hướng, quy mô hoạt động.

  • Tỷ lệ góp vốn: theo sự thỏa thuận góp vốn của các thành viên/cổ đông
  • Người đại diện pháp luật: chức vụ:

Ghi chú: Công ty có thể có nhiều hơn 1 người đại diện pháp luật

  • Chủ tịch hội đồng quản trị: Do công ty tự bầu
  • Cmnd/cccd của các cổ đông/ thành viên góp vốn, người đại diện pháp luật.
  • ĐT/ email doanh nghiệp.

Bước 3: Luật Á Châu soạn thảo giấy tờ theo quy định gồm:

  1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  2. Danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần; danh sách thành viên đối với Công ty TNHH 2 TV trở lên
  3. Điều lệ Công ty
  4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thành lập.

Bước 4: Ký và nộp hồ sơ trực tuyến tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Khách hàng ký vào hồ sơ đề nghị thành lập sau đó Luật Á Châu sẽ nộp hồ sơ.

Bước 5: Nhận kết quả, khắc dấu và trả kết quả Khách hàng

Khi quý khách sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Luật Á Châu quý khách sẽ nhận được hồ sơ sau thành lập.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Dâu tròn doanh nghiệp

Dấu chức danh người đại diện pháp luật

Hồ sơ thành lập ban đầu bản pdf

Điều lệ công ty bản pdf

Các hợp đồng nội bộ: thuê văn phòng, hợp đồng lao động…

Phần 3: Công việc sau thành lập

  • Đăng ký thuế ban đầu
  • Hướng dẫn kế toán nội bộ kê khai, quản lý hệ thống kế toán thuế
  • Kê khai miễn phí thuế 03 tháng kể từ ngày thành lập
  • Đăng ký chữ ký số, hóa đơn điện tử
  • Hướng dẫn đăng ký tài khoản ngân hàng
  • Hướng dẫn đăng ký thuế điện tử
  • Tư vấn thiết kế logo, webside
  • Đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu
  • Cung cấp các hợp đồng liên quan đến hoạt động nội bộ công ty như: hợp đồng thuê nhà, thuê xe, hợp đồng mua bán, hợp đồng kinh tế, dịch vụ…

Mọi vướng mắc liên hệ

Công ty Luật Á Châu

Điện thoại/Zalo: 0967.932.555 – 0923.011.999

Email: achaulaw@gmail.com        Website: achaulaw.com.vn

Tin Liên Quan