KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA MÃ VẠCH

Trong thời buổi hội nhập thì các mặt hàng không chỉ được sản xuất tại Việt Nam mà có rất nhiều hàng hóa khác nhau được nhập khẩu ở nhiều các quốc gia trên thế giới. Trong đó phải kể đến các nước mà chúng ta thường nhập khẩu như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Để nhận biết được các hàng hóa được sản xuất ở đâu, nhận biết hàng giả hàng thật, thuế đối với mỗi loại hàng hóa thì chúng ta có thể biết qua “mã vạch”. Vậy “mã vạch” là gì, có ý nghĩa ra sao, các số mã vạch của các nước trên thế giới là gì…Công ty TNHH Luật Á Châu chúng tôi, với đội ngũ nhân viên tư vấn chất lượng, nhiệt tình sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn.

  1. “Mã vạch” là gì ?

Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Mã vạch là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này.

  1. Mã vạch có ý nghĩa như thế nào?

Mã vạch giống như một chứng minh thư của hàng hóa. Thông qua mã vạch chúng ta có thể biết chính xác nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Tùy vào quốc gia và vùng lãnh thổ mà quy định về mã vạch sẽ khác nhau. Mã vạch của hàng hóa sẽ bao gồm hai phần, bao gồm: mã số của hàng hóa để con người nhận diện và mã vạch để các loại máy quét đọc nhận diện.

Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa và mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều loại. Trong đó phổ biến nhất trên thị trường gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128.

Hiện nay, ở Việt Nam hàng hóa trên thị trường đa phần được áp dụng chuẩn mã vạch EAN. Mã vạch EAN gồm 13 con số chia làm 4 nhóm, gồm: mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ gồm 3 chữ số đầu, mã số doanh nghiệp gồm 4 chữ số tiếp theo, mã số hàng hóa gồm 5 chữ số tiếp theo và số cuối cùng là số về kiểm tra (tính từ trái qua).

  1. Một số mã vạch các nước phổ biến thường gặp
  • 000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA
  • 030 – 039 GS1 Mỹ (United States)
  • 050 – 059 Coupons
  • 060 – 139 GS1 Mỹ (United States)
  • 300 – 379 GS1 Pháp (France)
  • 400 – 440 GS1 Đức (Germany)
  • 450 – 459 và 490 – 499 GS1 Nhật Bản
  • 690 – 695 GS1 Trung Quốc
  • 760 – 769 GS1 Thụy Sĩ
  • 880 GS1 Hàn Quốc
  • 885 GS1 Thái Lan (Thailand)
  • 893 GS1 Việt Nam
  • 930 – 939 GS1 Úc (Australia)

Trên đây, Công ty TNHH Luật Á Châu chúng tôi đã đưa ra những thông tin tổng quan về mã vạch, nếu có bất kì thắc mắc hay muốn tư vấn những vấn đề liên quan đến mã vạch hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những dịch vụ tốt nhất.  Trân trọng

———————————————

Công ty TNHH Luật Á Châu

ĐT: 0947.318.318 – Hotline: 19004711

Mail: achaulaw@gmail.com

Địa chỉ: Số 23b4, ngõ 2 đường Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội

VPGD: Số 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

 

Tin Liên Quan