NHỮNG LƯU Ý KHI ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN 

Vốn là yếu tố không thể thiếu trong một doanh nghiệp, là cơ sở để đối tác đánh giá vị thế và quy mô của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong chính doanh nghiệp. Do vậy, bên cạnh các quy định thành lập doanh nghiệp , những quy định liên quan đến tài sản góp vốn cũng được doanh nghiệp lưu ý. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và cả những tài sản khác. Pháp luật hiện hành quy định trong trường hợp góp vốn bằng những tài sản khác này thì tài sản đó phải được định giá thành Đồng Việt Nam. Vậy cụ thể những lưu ý khi định giá tài sản góp vốn như thế nào? Câu hỏi này sẽ được Luật Á Châu giải đáp trong bài viết dưới đây!

  1. Các trường hợp cần định giá tài sản góp vốn:

Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: “Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”.

Như vậy, những tài sản dùng để góp vốn mà không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng thì bắt buộc phải được định giá khi góp vốn. Thực chất, công việc định giá này là xác định xem tài sản góp vốn đó, tại thời điểm góp vốn có giá trị tương đương bằng bao nhiêu Đồng Việt Nam.

  1. Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn:

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp thì: Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập (góp thêm vốn khi mà doanh nghiệp đã đi vào hoạt động). Đối với từng thời điểm góp vốn này, thẩm quyền định giá tài sản góp vốn được quy định có sự khác nhau nhất định. Cụ thể là:  

Hình thức và điều kiện góp vốn

Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp:

được quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, thẩm quyền định giá có thể được trao cho một trong hai nhóm chủ thể dưới đây:

  • Thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí.
  • Tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật. Trường hợp này, giá trị của tài sản góp vốn đã được tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp đưa ra chỉ có thể được thông qua khi được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận với giá trị định giá đó.
Thẩm quyền định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:

được quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, thẩm quyền định giá được trao cho:

  • Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh), Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) và người góp vốn thỏa thuận định giá.
  • Tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Tương tự như định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp, giá trị tài sản góp vốn được tổ chức thẩm định đưa ra phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Công ty TNHH LUẬT Á CHÂU cam kết giúp bạn hoàn tất các dịch vụ pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Luật Á Châu xin cam kết: 

* Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.

* Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.

* Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.

* Khách hàng chỉ cần mang CMND/hộ chiếu không cần chứng thực

thanh-lap-doanh-nghiep2
Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi

Thông tin liên hệ :

Công ty TNHH Luật Á Châu

ĐC: Ngõ 2 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

VPĐD: Số 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: Achaulaw@gmail.com

Web: http:/achaulaw.com.vn

Hotline: Công ty TNHH Luật Á Châu: 0963.81.84.86 – 0947.318.318

Để tìm hiểu sâu hơn những thông tin về công ty TNHH Luật Á Châu, mời bạn tham khảo qua đường link giới thiệu về Luật Á Châu.

Tin Liên Quan