Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại:
1. Về dấu hiệu:
– Nhãn hiệu tồn tại dưới nhiều dạng: Nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình, nhãn hiệu kết hợp,…
– Tên thương mại chỉ tồn tại dưới dạng chữ trùng với tên gọi của chủ thể kinh doanh.
2. Về chức năng:
– Nhãn hiệu phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Tên thương mại phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
3. Về phạm vi bảo hộ:
– Nhãn hiệu có phạm vi bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Tên thương mại có phạm vi bảo hộ tại khu vực kinh doanh.
4. Về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp:
– Nhãn hiệu: Xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
– Tên thương mại: Xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
5. Về điều kiện bảo hộ:
– Điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu được quy định từ Điều 72 đến Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
– Điều kiện bảo hộ của tên thương mại được quy định từ Điều 76 đến Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
6. Về thời hạn bảo hộ:
– Hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
– Thời hạn bảo hộ của tên thương mại không xác định, được bảo hộ cho đến khi tên thương mại không còn được sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại.
BÀI VIẾT THAM KHẢO:
Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ