SO SÁNH CƠ CHẾ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Nhìn vào hai khái niệm về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hai đối tượng này, vì chúng đều là hình thức thể hiện bên ngoài của một sản phẩm, liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ của sản phẩm và có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.Vì vậy, LUẬT Á CHÂU xin giải đáp thắc mắc về sự giống và khác nhau của “cơ chê bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp”

          1.Giống nhau:

  • Đều là hình thức thể hiện bên ngoài của một sản phẩm, liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ của sản phẩm và có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
  • Cả hai đối tượng này được sáng tạo ra đều nhằm điều chỉnh sản phẩm của mình để hấp dẫn một bộ phận người tiêu dùng cụ thể. Cùng một loại sản phẩm nhưng những chi tiết bên ngoài được thay đổi lại có thể thích hợp cho các nhóm khách hàng với độ tuổi, tập tục văn hóa hay xã hội khác nhau. Từ đó tiến tới mục đích xa hơn đó là thiết lập một thị trường cạnh tranh mới và củng cố thêm nhãn hiệu của mình.

            2.Khác nhau:

Tiêu chí Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

 

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

 

Khái niệm
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. (Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
  • Ví dụ: Bản vẽ bao bì sản phẩm túi đựng mỹ phẩm hoặc bản thiết kế vỏ hộp đựng mỳ gói…
  • Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

( khoản 13 Điều 4 Luật SHTT)

 

  • Ví dụ: Hình dáng của chai nước Lavie, hình dáng của chai kính Pepsi hình dáng của xe Honda Lead, xe BMV…
Cơ chế bảo hộ
  • cơ chế quyền tác giả
  • cơ chế quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền
  • phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT)
  • Xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.( Điểm  Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT
Cách thức xác lập
  • bảo hộ dựa trên cơ chế tự động, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký
  • phải được cấp văn bằng bảo hộ
Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
  • ( Điều 49 Luật SHTT)
  • => Nhà đầu tư cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không có quyền nộp đơn đăng ký và đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả vì đối với quyền tác giả, không phải đầu tư là có thể trở thành đồng sở hữu mà phải đáp ứng điều kiện về xác lập quan hệ giao việc hoặc thuê việc.
  • Tác giả đã tạo ra các đối tượng trên bằng công sức và chi phí của mình;
  • – Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và trong trường hợp có quy định khác của pháp luật;
  • – …Thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền đăng kí này. (Điều 86 Luật SHTT).
  • =>  Nhà đầu tư cho tác giả sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp cũng là người có quyền đăng ký và đứng tên trên văn bằng bảo hộ với tư cách đồng chủ văn bằng cùng tác giả.
Phạm vi bảo hộ quyền
  • không bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng tác phẩm.
  • Phải có sao chép mới có xâm phạm quyền, không mở rộng bảo hộ những hình thức hông khác biệt đáng kể với tác phẩm.
  • Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo
  • – Sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
Thời hạn bảo hộ
  • 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, hoặc tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm định hình.
  • Một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố…) (khoản 2 Điều 27 Luật SHTT).
  • Còn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. (Điều 93 Luật SHTT)
Điều kiện bảo hộ
  •  không áp dụng điều kiện bảo hộ là sản xuất hàng loạt, có thể nó chỉ được thể hiện duy nhất một lần trên một sản phẩm
  •  Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
Các trường hợp không được bảo hộ  

  • Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
  •  Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.
  •  Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

          Qua bài viết trên, Luật Á Châu hy vọng phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về “cơ chê bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp” và những điểm khác biệt giữa chúng. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất có thể.


Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan