THỦ TỤC PHÁ SẢN CHO DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ?

Xoay quanh vấn đề về “Thủ tục phá sản cho doanh nghiệp”, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi. Ngày hôm nay, Luật Á Châu sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi đó:

1. Phá sản là gì?

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

2. Phá sản- Một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ

– Khi doanh nghiệp không thanh toán được nợ đến hạn, chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.

– Thực chất của việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ của chủ nợ, đó là việc pháp luật cho phép chủ nợ được nhờ tòa án để đòi nợ hộ cho mình khi họ không thể tự đòi nợ được.

=> Do vậy, bản chất của phá sản chính là một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ .

3. Phá sản – một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt cho doanh nghiệp

* Thứ nhất, thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể;

– Nếu như thủ tục đòi nợ dân sự chỉ mang tính đơn lẻ giữa chủ nợ và con nợ, thì thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ trong phá sản diễn ra đồng thời giữa các chủ nợ và con nợ.

– Theo đó, quyền lợi của tập thể các chủ nợ được pháp luật phá sản bảo vệ một cách minh bạch và bình đẳng trong quá trình tiến hành giải quyết phá sản.

* Thứ hai, thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ được tiến hành trong hoàn cảnh đặc biệt, như một biện pháp cuối cùng của quá trình đòi nợ;

– Khi doanh nghiệp có khoản nợ chưa thanh toán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và bị chủ thể có quyền nộp đơn tại Điều 5 Luật Phá sản năm 2014 gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán xem xét mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn.

* Thứ ba, thủ tục phá sản là thủ tục mà hậu quả của nó thường là sự chấm dứt hoạt động của một thương nhân;

– Khi bị tuyên bố phá sản theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ hoặc bị tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn thì doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

* Thứ tư, thủ tục phá sản không chỉ thuần túy là một thủ tục đòi nợ mà còn là một thủ tục có khả năng giúp con nợ phục hồi;

– Doanh nghiệp có cơ hội được áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh khi có đạt được sự thỏa thuận và thống nhất với các chủ nợ trong giai đoạn Hội nghị chủ nợ. 

– Lúc này, doanh nghiệp được tạo điều kiện tốt nhất để phục hồi như được áp dụng các biện pháp giảm nợ, hoãn nợ, miễn nợ, tái cơ cấu bộ máy quản lý, đổi mới công nghệ sản xuất,…

* Thứ năm, thủ tục phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt khi việc thanh toán nợ chỉ được diễn ra vào thời điểm tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

– Việc thanh toán nợ chỉ được diễn ra vào thời điểm tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Nếu việc đòi nợ theo thủ tục dân sự, chủ nợ có thể đòi con nợ vào bất cứ lúc nào, thì thủ tục đòi nợ trong phá sản không phải mọi thời điểm con nợ đều được trả nợ cho chủ nợ.

– Doanh nghiệp mắc nợ chỉ được thanh toán các khoản nợ không bảo đảm cho các chủ nợ không bảo đảm và bảo đảm một phần sau khi có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của tòa án.

4. Hậu quả của phá sản doanh nghiệp

– Khi thực hiện thủ tục này, Doanh nghiệp sẽ đánh mất uy tín trên thương trường, làm xấu đi năng lực quản lý kinh doanh trong mắt các đối tác kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp.

– Khi phá sản doanh nghiệp, chủ sở hữu, các thành viên của hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp sẽ không được thành lập, không được làm người quản lý, điều hành bất cứ doanh nghiệp nào trong thời hạn từ 1 năm đến 3 năm kể từ khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản.

=> Do vậy, việc phá sản doanh nghiệp chỉ nên đặt ra nếu doanh nghiệp cũng như người quản lý doanh nghiệp muốn rút khỏi thương trường, hoặc trong trường hợp bất khả kháng khi doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ dù đã thực hiện các giải pháp khác nhau.

Thông qua những câu hỏi trên, Luật Á Châu đã giúp các bạn giải đáp được những vấn đề xoay quanh Thủ tục phá sản cho doanh nghiệp doanh nghiệp” .

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan