XIN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRƯỜNG MẦM NON

Như các bạn đã biết ngoài vai trò đặc trưng quan trọng của người giáo viên trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc trẻ thì bếp ăn với số lượng đông mà đối tượng là trẻ nhỏ thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non phải được hết sức chú trọng.

1. Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non:

Khu vực xung quanh không ô nhiễm hoặc gần những nơi ô nhiễm

Có đủ thiết bị trong nhà bếp, tủ và kho bảo quản thực phẩm, bồn rửa thực phẩm rau củ quả, thịt sống, dụng cụ..

Bếp được bố trí theo nguyên tắc 1 chiều, giảm thiểu nhiễm chéo giữa thực phẩm chín và sống: Khu vực kho, tiếp nhận nguyên liệu, chế biến, sơ chế, thực phẩm chín và khu ăn uống, nhà vệ sinh của trẻ phải tách biệt, các phòng cần được xây dựng chắc chắn, không ẩm mốc, thấm ướt…

Nhân viên bếp và cấp dưỡng được tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ theo quy định.

Các biện pháp vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm:

+ Vệ sinh cá nhân

+ Vệ sinh môi trường

+ Vệ sinh dụng cụ chế biến (Thớt, đũa, dao, thìa, tiếp xúc với thực phẩm sống và chín)

+ Vệ sinh dụng cụ ăn uống ( thìa, cốc) được rửa sạch.

+ Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.

+ Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí.

+ Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp ko bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp

2. Quy trình xin giấy phép an toàn thực phẩm:

– Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…

– Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

– Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…

– Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên…

– Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)

– Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý

– Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty

– Lấy và mang giấy phép đến cho doanh nghiệp

3. Hồ sơ xin cấp phép an toàn thực phẩm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề:

   kinh doanh thực phẩm – Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở

– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh

– Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

– Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm; của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Sở hữu trí tuệ

Đối tượng không được bảo hộ nhãn hiệu

Tin Liên Quan