4 TRƯỜNG HỢP THƯỜNG GẶP CẦN THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY GẤP

Tên công ty, tên doanh nghiệp sẽ tạo thương hiệu của công ty sau này, tìm hiểu để đặt tên công ty sao cho phù hợp với pháp luật là cần thiết, ai cũng mong muốn

đặt công ty dễ nhớ, dễ đọc dễ hiểu phù hợp với ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn cũng như chiến lược kinh doanh.

Tuy nhiên trong quá trình công ty đi vào hoạt động có nhiều trường hợp muốn thay đổi lại tên công ty, vậy muốn thay đổi tên doanh nghiệp cần những gì?

thủ tục ra sao?

Trường hợp như thế nào thì nên thay tên doanh nghiệp của mình?

Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Gặp 4 trường hợp này cần thay đổi tên công ty ngay

.Trường hợp công ty gắn với một địa danh nào đó

Rất dễ gặp vì thường hay đặt tên doanh nghiệp gắn với địa danh nào đó, nhưng khi thay đổi địa chỉ địa danh ấy không còn chính xác nữa.

Khi tên công ty không còn chính xác và dễ gây hiểu nhầm

.Giả sử tên công ty không còn gắn liền với sản phẩm mà công ty bạn bán sự thu hút khách hàng không còn thì bạn cần phải thay đổi tên, thông thường tên sản phẩm phải gắn liền với tên công ty

.Tên công ty mang tính miêu tả, nôm na và rất chung chung

.Những kiểu tên miêu tả sẽ rất chung chung không thu hút sự quan tâm của khách hàng, không nổi bật, gây ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần thay đổi.

Lấy tên là một cá nhân: khi tên đó không còn sức ảnh hưởng.

Có nhiều doanh nghiệp lấy tên của người sáng lập nổi tiếng để gây thu hút với người dùng, nhưng khi người đó không còn nữa hoặc đã phá sản thì cần sáp lập

hoặc thành lập một công ty mới.

Hồ sơ thay đổi tên công ty bao gồm:

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm: Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tên dự kiến thay đổi và chữ ký của người đại diện theo pháp luật;

Sửa đổi điều lệ biên bản của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, hoặc của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, của chủ sở hữu đối

với công ty TNHH.

Quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH.

Kèm theo hồ sơ gồm: Bản sao giấy hợp lệ chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Hồ sơ thay đổi tên công ty được nộp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp / công ty đặt trụ sở chính.

Thời gian xử lý hồ sơ

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

, Phòng đăng ký kinh doanh trả kết quả đăng ký kinh doanh với nội dung thay đổi tên công ty cho doanh nghiệp.

Thủ tục sau thay đổi tên công ty

Tên doanh nghiệp là một trong những thông tin hiện trên con dấu pháp nhân doanh nghiệp nên công ty sẽ phải tiến hành các thủ tục sau thay đổi bao gồm:

Khắc con dấu mới

Thông báo mẫu dấu mới cho doanh nghiệp.

Thay đổi thông tin đăng ký thuế

Quy định về tên công ty – thay đổi tên công ty/ doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn”, “công ty TNHH”.

Đối với công ty cổ phần viết là “công ty cổ phần”, “công ty CP”;

Đối với công ty hợp danh: được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh

nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

Tên riêng:

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết

trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Trước khi đặt tên doanh nghiệp cần tra cứu cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để tránh trường hợp trùng tên.

Tin Liên Quan