BÀN VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

Bàn về chuyển nhượng.

Việc chuyển nhượng đó có đơn giản?

Điều kiện để chuyển nhượng là gì?

Luật Á Châu sẽ làm rõ vấn đề này trong bài viết

1. Cách thức chuyển nhượng cổ phần

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng một trong hai cách sau:

BÀN VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

Cách 1: Chuyển nhượng trực tiếp

Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng, bên được chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký.

Cách 2: Thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán
Trường hợp này, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán

2. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần

BÀN VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN
Theo Luật doanh nghiệp 2014, Cổ phần trong công ty được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau:

Trường hợp 1: Không bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp GCN ĐKDN, cổ đông

sáng lập bị hạn chế quền chuyển nhượng cổ phần của mình. Cổ đông

sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác.

Trong trường hợp chuyển nhượng cho người khác, phải được sự đồng ý của

ĐHĐCĐ.Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu

quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông

sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

BÀN VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

Đối với Cổ phần ưu đãi biểu quyết :

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ

phần đó cho người khác ( Khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014 ). Cổ

phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần mà chỉ có tổ chức được Chính Phủ ủy

quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ.

Trong thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập chỉ có thể chuyển nhượng cổ phần

này cho cổ đông sáng lập khác, sau thời hạn 3 năm thì cổ phần ưu đãi biểu

quyết sẽ trở thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng.

 Trường hợp 2: Điều lệ công ty không quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả cổ đông trong công ty. Như vậy, khi

điều lệ công ty quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần, cổ đông

công ty sẽ bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần theo điều lệ công ty quy định.

Trên đây là tư vấn của công ty LUẬT Á CHÂU về trường hợp chuyển nhượng

cổ phần. Chúng tôi hi vọng rằng anh/chị có thể vận dụng để sử dụng trong

công việc.

Trân trọng!

 

Tin Liên Quan