Khi tiến hành đăng ký bảo hộ quyền với giống cây trồng, nếu yêu cầu bảo hộ của bạn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thì khi đó bạn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng.
Sau đây Luật Á Châu sẽ giới thiệu đôi nét về văn bằng bảo hộ giống cây trồng.
1.Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
-Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
-Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho. Đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
-Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực.
2.Đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
-Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
+ Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
+ Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
+ Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
+ Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
– Trong trường hợp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
khi hết thời hạn nộp lệ phí duy trì hiệu lực, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng; ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng; kể từ ngày đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp.
-Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực
Bằng bảo hộ giống cây trồng và ý kiến của các bên liên quan; cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ hoặc ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ.
– Trong các trường hợp nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng đăng thông báo trên tạp chí chuyên ngành; và nêu rõ lý do đình chỉ; đồng thời gửi thông báo cho chủ bằng bảo hộ.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo; chủ bằng bảo hộ có quyền gửi đơn đề nghị được khắc phục các lý do bị đình chỉ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng; và nộp lệ phí để phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày nộp đơn; chủ bằng bảo hộ phải khắc phục những lý do bị đình chỉ .Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xem xét phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ và thông báo trên tạp chí chuyên ngành.Trong trường hợp đầu tiên, hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ được phục hồi; sau khi chủ sở hữu chứng minh được giống đã đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định;
và được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xác nhận.
3.. Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng do người không có quyền đăng ký đứng tên, trừ trường hợp quyền đối với giống cây trồng được chuyển lại cho người có quyền đăng ký;
Giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện;
về tính mới hoặc tính khác biệt tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng;
Giống cây trồng không đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất hoặc tính ổn định;
trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký thực hiện.
Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
Chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước; về quyền đối với giống cây trồng thay đổi, sửa chữa sai sót;
liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ; với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.
Trong trường hợp những sai sót này là do cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng gây ra; thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải sửa chữa, chủ bằng bảo hộ; không phải nộp phí, lệ phí.
Chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng; cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng; trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.