ĐĂNG KÍ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH

1. Những trường hợp nào thì công ty cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh?

Khi công ty phát sinh những thay đổi như: Thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ công ty, thay đổi địa chỉ địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, thay đổi tăng

giảm vốn điều lệ, thay đổi thông tin về chủ sở hữu, thay đổi người đại diện pháp luật, thay đổi giám đốc, thay đổi bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh, thay đổi thông tin nhân

thân về các thành viên góp vốn, hay thay đổi những thông tin khác hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư (giấy phép đầu tư) thì chúng ta

cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh, thay đổi giấy phép đầu tư,thay đổi đăng ký kinh doanh để phù hợp với nhu cầu hoạt động thực tế của doanh nghiệp

2. Hồ sơ thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh cần những giấy tờ gì? Cần cung cấp thông tin gì để thay đổi giấy phép kinh doanh?

Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh sẽ cần những thủ tục giấy tờ phụ thuộc vào việc thay đổi cụ thể nội dung như thế nào, tuy nhiên các bạn hãy hiểu theo tiêu chí thay đổi liên

quan đến nội dung gì thì mình cung cấp thông tin hồ sơ giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh đó. Ví dụ: Thay đổi tên công ty cần cung cấp tên mới của công

ty; Thay đổi vốn điều lệ cần cung cấp thông tin đến cơ cấu sở hữu vốn là bao nhiêu %, và mức vốn điều lệ sau khi thay đổi là bao nhiêu? Thay đổi địa chỉ cần cung cấp địa chỉ mới

chính xác; Bổ sung ngành nghề cần biết ngành nghề chính xác cần bổ sung…. Kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thực hiện hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh.

3. Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh có thay đổi con dấu không ?

Phải thay đổi con dấu trong các trường hợp thay đổi giấy phép kinh doanh, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh dẫn đến thay đổi thông tin

trên con dấu như: mã số thuế, tên công ty bị thay đổi, thay đổi địa chỉ công ty khác quận/huyện. Ngoài ra đối với các công ty đã thành lập từ lâu mà trên giấy phép kinh doanh có

số chứng nhận đăng ký kinh doanh khác với mã số thuế thi khi thay đổi giấy phép bắt buộc phải cập nhật mã số thuế vào GPKD nên phải đổi con dấu theo thông tin đó.

 

4. Sau khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh xong có phải đăng bố cáo không?

Khi thay đổi giấy phép kinh doanh hay đăng ký mới giấy phép kinh doanh thì cần bắt buộc làm thủ tục đăng bố cáo điện tử trên hệ thống cổng  thông tin điện tử quốc gia.

5. Thực hiện hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở chính cần biết gì?

Để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ công ty ở trụ sở chính, Doanh nghiệp cần biết được

thủ tục pháp lý như: Địa chỉ dự định chuyển đến có phù hơp với quy định pháp luật, Thay đổi địa chỉ khác quận cần chuyển hồ sơ thuế và thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi

địa chỉ cùng quận thì không cần thay đổi con dấu, thủ tục, cách thức thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh cần biết gì?

Do nhu cầu mở rộng hay thu hẹp lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể cắt giảm hay bổ sung ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh, do vậy doanh nghiệp cần

biết được ngành nghề kinh doanh nào phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, ngành nghề nào là ngành kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện để tiến hành thủ tục

đăng ký theo đúng trình tự pháp luật và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

7. Thay đổi tên tên công ty cần nắm bắt điều gì?

Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, tuy nhiên do nhu cầu thực tế mà doanh nghiệp muốn thay đổi tên doanh nghiệp và cần lựa chọn một cái tên khác phù hợp

với nhu cầu kinh doanh, ngoài việc lựa chọn được tên doanh nghiệp ưng ý và hợp pháp thì chủ doanh nghiệp cũng phải nắm được những vấn đề thay đổi đi kèm như: phải thay

đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác để việc thay đổi tên doanh nghiệp

không gây trở ngại trên bước đường kinh doanh sau này. Luật Á Châu cam kết sẽ giải đáp hết những thắc mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.

 

8.Cần biết khi thực hiện hồ sơ thay đổi loại hình doanh nghiệp

Trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì các bạn cũng phải nắm được loại hình doanh nghiệp hiện tại cũng như loại hình doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi, bởi mỗi loại hình

doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức khác nhau nên cách thức quản lý cũng khác nhau.

9.Cần biết khi thực hiện hồ sơ thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ

Việc thay đổi tăng/giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cũng cần nắm rõ để ra quyết định được phù hợp, doanh nghiệp có biết được những loại hình doanh nghiệp nào được tăng/ giảm

vốn điều lệ? loại hình doanh nghiệp nào thì không được giảm vốn điều lệ? đó là những điểm được quy định rõ trong luật để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp

đối với doanh nghiệp mình. Việc tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tương xứng với những ngành nghề kinh doanh hoạt động hiện tại của doanh nghiệp vì còn

liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu, còn rất nhiều vấn đề liên quan tùy thuộc vào từng điều kiện của doanh

nghiệp, nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ Luật Á Châu để được tư vấn giải đáp thắc mắc miễn phí.

10.Cần biết khi thực hiện hồ sơ thay đổi cơ cấu vốn góp, cơ cấu thành viên

Việc thay đổi cơ cấu phần vốn góp là điều diễn ra thường xuyên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn mở rộng/thu hẹp quy mô hoạt động hay chỉ

đơn giản là thành viên có nhu cầu góp thêm hoặc giảm vốn, tuy nhiên trước khi thay đổi cơ cấu phần vốn góp hoặc thành viên thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến những vấn đề

sở hữu vốn tối thiểu để trở thành người đại diện pháp luật nếu người đó là thành viên góp vốn, hay đơn giản trong những trường hợp muốn tăng thêm thành viên góp vốn thì phải

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp… còn nhiều vấn đề liên quan nếu như các bạn quan tâm hay thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ Luật Á Châu để được tư vấn chi tiết.

11.Cần biết khi thực hiện hồ sơ thay đổi thông tin thành viên

Thông tin thành viên thay đổi về CMND, hộ chiếu, hộ khẩu, địa chỉ…, do vậy doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi cập nhật kip thời lên giấy phép kinh doanh để công việc thuận

tiện hơn khi đi làm việc hoặc giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan nhà nước. Tránh trường hợp thông tin trên CMND, hộ khẩu, khác với thông tin mới trên CMND/căn cước

công dân hoặc hộ chiếu nên việc giao dịch sẽ khó khăn làm ảnh hưởng đến công việc của các bạn.

12. Cần biết khi thực hiện hồ sơ thay đổi loại hình doanh nghiệp

Khi thay đổi số lượng thành viên góp vốn trong công ty sẽ có những trường hợp dẫn tới thay đổi loại hình doanh nghiệp, trong trường hợp này bạn cũng cần thực hiện thủ tục thay

đổi loại hình doanh nghiệp bằng việc thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh, vì trên giấy chứng nhận doanh nghiệp có ghi thông tin của loại hình doanh nghiệp nên cần thay đổi

theo.

Tin Liên Quan