Giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động, hợp tác xã cũng có các hình thức chia, tách, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản. Và cũng tương tự theo qui định của pháp luật về giải thể, việc giải thể hợp tác xã cũng được quy vào 2 cách thức là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã . Trong bài tư vấn này, Luật Á Châu sẽ trình bày rõ hơn vấn đề giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã : 

  1. Đối với giải thể tự nguyện

Quy định tại điều 54 luật Hợp tác xã 2012, Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  1.  Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;
  2. Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.

Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

  1. Đối với giải thể bắt buộc

Các trường hợp phải theo qui định tại khoản 2 điều 54 luật Hợp tác xã 2012  bao gồm:

  1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
  2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
  3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
  4. Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;

đ) Theo quyết định của Tòa án.

Theo đó,  Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;

  1. Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: + đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc; + thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; + xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
  3. Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, hội đồng giải thể phải nộp 01 bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc xử lý các tài liệu khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
  4. Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký.
  5. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải thể bắt buộc, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.

Hợp tác xã sau khi giải thể sẽ  bị Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Trên đây là toàn bộ thủ tục giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã . Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục có bất kỳ vướng mắc nào mà không thể tự giải quyết, vui lòng liên hệ Công ty TNHH Luật Á Châu để được tư vấn

Cam kết của LUẬT Á CHÂU

  • Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
  • Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
  • Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
  • Khách hàng chỉ cần mang CMND/hộ chiếu không cần chứng thực

Công ty TNHH LUẬT Á CHÂU cam kết giúp bạn hoàn tất các dịch vụ pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi

Thông tin liên hệ :

Công ty TNHH Luật Á Châu

ĐC: Ngõ 2 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

VPĐD: Số 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: Achaulaw@gmail.com

Web: http:/achaulaw.com.vn

Hotline Công ty TNHH Luật Á Châu: 0963.81.84.86

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan