Sự khác biệt giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp

So sánh sự khác biệt giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp

Xét về mặt hiện tượng, thì phá sản và giải thể doanh nghiệp có thể đều đưa đến một hậu quả pháp lý là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp và phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết các nghĩa vụ tài chính với của doanh nghiệp với nhà nước và những người có liên quan. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, phá sản và giải thể có sự khác biệt rất rõ rệt.

1. Về lý do

  • Phá sản: Chỉ do mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
  • Giải thể doanh nghiệp: Nhiều nguyên nhân dẫn đến giải thể

– Mục tiêu kinh doanh đã đạt được hoặc không muốn kéo dài hay không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh;

– Hết thời hạn hoạt động đầu tư, kinh doanh theo giấy phép

– Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động do vi phạm pháp luật.

2. Cơ quan ra quyết định

  • Phá sản: Tòa án ra quyết định
  • Giải thể doanh nghiệp: Quyết định có thể được đưa ra bởi chủ doanh nghiệp hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chẳng hạn: cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập).

3. Thủ tục tiến hành

  • Phá sản: Thủ tục tư pháp có tính tố tụng cao: chủ nợ đệ đơn lên tòa án xin giải quyết phá sản doanh nghiệp và tuyên bố doanh nghiệp phá sản
  • Giải thể doanh nghiệp: Thủ tục hành chính: chủ doanh nghiệp tự quyết định việc giải thể hoặc theo quyết định, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Hậu quả pháp lý

  • Phá sản: Có nhiều khả năng xảy ra:

– Doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh; hoặc

– Doanh nghiệp có thể tái cơ cấu, thay đổi chủ sở hữu và vẫn tiếp tục hoạt động.

  • Giải thể doanh nghiệp: doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh.

5. Thanh lý tài sản

  • Phá sản: Việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.
  • Giải thể doanh nghiệp: Khi giải thể chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp, trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết nghĩa vụ tài chính với các bên liên quan.

6. Thái độ của nhà nước đối với người quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp

  • Phá sản:  Những người giữ chức vụ lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà nước không được đảm đương các chức vụ lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp nhà nước mà họ quản lý bị phá sản.
    Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có thể bị cấm thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
  • Giải thể doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp chấm dứt do giải thể được toàn quyền thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh trở lại bằng việc thành lập các doanh nghiệp mới mà không bị hạn chế gì.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan