THỦ TỤC THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VÀ ĐỔI TÊN DANH NGHIỆP

Khi doanh nghiệp bổ sung ngành nghề đăng kinh doanh buộc phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch

và Đầu tư.

Đây là nội dung chúng tôi đặc biệt lưu ý với doanh nghiệp vì hiện nay chúng tôi tiếp nhận thông tin nhiều doanh nghiệp đang hiểu sai tinh thần của luật với lý do cho rằng doanh

nghiệp được tự do kinh doanh các ngành nghề không cấm và không phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh. Cách hiểu này rất sai lầm dẫn tới những hậu quả pháp lý cho

doanh nghiệp, đặc biệt liên quan đến vấn đề xuất hóa đơn giá trị gia tăng và truy thu thuế khi thanh quyết toán thuế khi doanh nghiệp thực hiện các ngành nghề kinh doanh mà

không đăng ký thay đổi với Sở Kế hoạch và Đầu tư và chưa được cập nhật hệ thống mã ngành kinh doanh của công ty lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp khi có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh nếu danh mục ngành nghề đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ chưa được mã

hoá ngành nghề mã cấp 4 thì khi thay đổi phải đồng thời mã hoá lại các ngành nghề đã được cấp trước đây.

đăng kí doanh nghiệp

Thay đổi tên doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên công ty thì doanh nghiệp ngoài việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ

tục thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, in ấn lại hóa đơn VAT, thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan như: thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và

các cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc thay đổi giấy phép con,… (nếu doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện sau đăng ký kinh doanh).

Điểm khác biệt kể từ ngày 01/07/2015 là, khi doanh nghiệp có nhu cầu khắc dấu pháp nhân mới với tên công ty mới thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con

dấu và thậm chí được quyền giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ. Đây thực sự là bước đột phá trong quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần

lưu ý doanh nghiệp chỉ có quyền quyết định số lượng, hình thức con dấu nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp không cần có con dấu pháp nhân trong quá trình hoạt động như

nhiều doanh nghiệp hoặc doanh nhân hiểu sai tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014. Mặt khác, các con dấu của doanh nghiệp cần phải được khắc với nội dung và hình thức

đồng nhất.

Hiện nay, doanh nghiệp thực hiện khắc dấu và có trách nhiệm công bố mẫu dấu của doanh nghiệp sau đó được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận công bố mẫu dấu của

doanh nghiệp. Năm 2018, cơ quan công an hiện không còn quản lý con dấu và cũng không thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp. (Trừ các doanh

nghiệp đặc thù không do Sở Kế hoạch đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vẫn tiếp tục thủ tục khắc con dấu và cấp Giấy chứng nhận mẫu dấu tại cơ quan Công

an).

Tin Liên Quan