VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG LI-XĂNG
Đối với những doanh nghiệp đang sở hữu công nghiệp, khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường sản phẩm, để người tiêu dùng biết,…. chủ sở hữu có thể chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển giao quyền sử dụng trên được thể hiện bằng văn bản gọi là Hợp đồng li-xăng. Sau đây Luật Á Châu xin tư vấn về vai trò của Hợp đồng Li-Xăng như sau:
Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ – ACHAULAW
1.Khái niệm
Li xăng là sự cho phép hay giấy phép đặc quyền sử dụng một đối tượng nào đó.
Hợp đồng li xăng là văn bản (hợp đồng) của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng cho phép tổ chức, cá nhân khác
sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý đối với
bên thứ 3 khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì đối tượng của hợp đồng li xăng bao gồm: sang chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu trừ
nhãn hiệu tập thể không thể chuyển giao cho tổ chức cá nhân không phảu là thành viên của tổ chức tập thể đó), thiết kế bố trí và bí mật
kinh doanh. Tuy nhiên không phải tất cả các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đều là đối tượng của hợp đồng li xăng: quyền sử
dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý của hàng hóa không phải là đối tượng của hợp đồng li xăng
2.Nội dung chủ yếu của Hợp đồng Li-xăng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 Luật sở hữu trí tuệ, nội dung của hợp đồng Li-xăng bao gồm:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
- Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
- Dạng hợp đồng
- Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng và giới hạn lãnh thổ.
- Thời hạn hợp đồng; giá chuyển giao quyền sử dụng
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý của bên được
- chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền.
Hợp đồng Li-xăng
3.Vai trò của Hợp đồng Li-xăng
Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về
một khoản tiền (phí chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Hình thức này đặc biệt thích hợp đối với chủ sở hữu công nghiệp không hoạt động kinh doanh hoặc không có năng lực kinh doanh.
Chuyển quyền sử dụng còn góp phần phổ biến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu – triển khai, hạn chế độc quyền và thúc
đẩy việc tạo ra công nghệ mới. Vì vậy có thể nói rằng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đem lại lợi ích cho cả chủ sở hữu công
nghiệp, người được chuyển quyền sử dụng và toàn xã hội nói chung.
Hợp đồng Li-xăng mang lại lợi ích thương mại là chủ yếu. Một số doanh nghiệp không chỉ có sản phẩm mới đem lại lợi nhuận mà họ kinh
doanh ngay trên chính quyền sở hữu trí tuệ bằng việc li-xăng. Quyền sở hữu trí tuệ chính là một sản phẩm vô giá. Thay vì phải sản xuất
những sản phẩm thông thường thì giờ đây một tài sản trí tuệ được đem ra trao đổi, mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau.
Li-xăng là không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Li-xăng hạn chế sự xâm phạm đối với đối tượng của sở hữu công nghiệp Mỗi sáng
chế, mỗi giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp, hay thường gặp nhất là hợp đồng li-xăng công nghệ. Thay vì lo lắng vì những
người khác có thể sử dụng một cách bất hợp pháp thì giờ đây, những người muốn xâm phạm đó trở thành đối tác của bạn trong hợp
đồng li-xăng, chính những hợp đồng li-xăng kết nối những doanh nghiệp với nhau, kẻ muốn mua người muốn bán, vừa phục vụ nhu cầu
xã hội vừa tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Bài viết tham khảo:
Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ
Thành lập công ty dịch thuật uy tín tại tphcm – Luật Á Châu