TĂNG GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

    Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu xin tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh về tăng giảm vốn điều lệ. Có 1 sự thật hiển nhiên rằng: vốn điều lệ là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh của bất kỳ doanh nghiệp nào và nó có mức độ ảnh ảnh hưởng và tác động không nhỏ đối với doanh nghiệp. Vì vậy trong quá trình hoạt động của công ty, doanh nghiệp việc thay đổi vốn điều lệ là không xa lạ. Phụ thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ (phát triển hay suy thoái) hoặc công ty, doanh nghiệp có sự chuyển nhượng, thêm hoặc bớt thành viên mà sẽ có sự điều chỉnh vốn điều lệ tương ứng.

Trong bài viết này, Luật Á Châu xin đưa ra cho quý doanh nghiệp một số tư vấn về vấn đề tăng giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:

   Vốn điều lệ không ảnh hưởng đến kết quả đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp mà chỉ ảnh hưởng tới số tiền đóng lệ phí môn bài hàng năm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đăng ký bao nhiêu vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tùy theo loại hình, quy mô dự định kinh doanh và điều kiện về tài sản có thể góp vốn của cá nhân tham gia kinh doanh.

   Việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ cho thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp (phát triển hay suy thoái).

     Vậy tăng vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp ?

     Tăng vốn điều lệ thường diễn ra khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh, hoạt động, tăng hạn mức vay của ngân hàng. Công ty gia tăng năng lực tài chính, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, tăng vốn điều lệ công ty khẳng định sự phát triển bền vững của công ty. Từ đó tạo niềm tin của các cổ đông, thiết lập sự tin tưởng với các đối tác. Bên cạnh mặt tích cực của hoạt động này, công ty cần hiểu rõ và lường trước các rủi ro trước khi thực hiện.

     Tăng vốn điều lệ mang đến lợi ích gì ?

  • Tăng vốn kinh doanh, đầu tư;
  • Tăng hạn mức vay ngân hàng;
  • Tăng tính ổn định và phát triển công ty;
  • Tăng độ tin tưởng của công ty đối với các bên đối tác, chủ nợ;
  • Góp phần đảm bảo an toàn pháp lý trong hoạt động đầu tư kinh doanh, mở rộng thị thị trường,…;

    Hạn chế

  • Sự thâu tóm của một số thành viên/ cổ đông trong công ty.
  • Rủi ro của việc tăng vốn:
    • Làm gia tăng khả năng chịu trách nhiệm về tài sản/ vật chất của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ và khoản nợ đối với các đối tác, chủ nợ;
    • Làm tăng mức đóng phí môn bài hằng năm của công ty do mức đóng phí môn bài dựa trên mức điều lệ của công ty.

   

     Ngược lại giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp sẽ thay đổi gì ?

    Giảm vốn điều lệ là việc công ty thay đổi vốn điều lệ theo hướng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động. Thực tế, nhiều Doanh nghiệp thua lỗ có nhu cầu tái cấu trúc theo hướng giảm vốn điều lệ về mức thực có, thông qua góp cổ phần (không rút vốn khỏi công ty) hay thay đổi cơ cấu tổ chức của công ty.

    Lợi ích nào cho doanh nghiệp khi giảm vốn điều lệ ?

  • Giảm bớt trách nhiệm về tài sản/ vật chất của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ và khoản nợ đối với các đối tác, chủ nợ;
  • Giảm vốn điều lệ để xóa lỗ, không đi kèm với rút vốn điều lệ;
  • Giúp công ty tài cơ cấu và vận dụng dòng tiền một cách phù hợp hơn;
  • Tìm được các đối tác và dự án phù hợp hơn với quy mô đầu tư và phát triển thực tế của công ty;
  • Mức đóng phí môn bài hằng năm của công ty sẽ giảm do mức đóng phí môn bài dựa trên mức điều lệ của công ty.

      Thách thức bào đặt ra cho doanh nghiệp khi gỉảm vốn điều lệ

  • Giảm vốn kinh doanh, đầu tư;
  • Giảm hạn mức vay ngân hàng;
  • Các chủ nợ có thể bị thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến các quyền lợi vốn có;
  • Dễ dẫn sự thâu tóm của một số thành viên/ cổ đông trong công ty.

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chuyên viên của AchauLaw để được tư vấn cho các vấn đề về tăng giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp mình qua số điện thoại 0947.318.318 .

Hoặc để lại câu hỏi qua email: achaulaw@gmail.com và web: http://achaulaw.com.vn !

 

 

 

 

 

Tin Liên Quan