6 ĐIỂM CẦN BIẾT KHI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI VÀO ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

6 ĐIỂM CẦN BIẾT KHI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI VÀO ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

  • Chính sách về đầu tư Tại Việt Nam
  • Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
  • Hình thức đầu tư
  • Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
  • Ngành nghề hoạt động theo luật đầu tư tại Việt Nam
  • Hiệp định Việt Nam đã tham gia

=========================================

Chủ trương phê duyệt chính sách vào Việt Nam

Tại các bài trước Luật Á Châu đã gửi đến các bạn bài viết cụ thể về những vấn đề như

Chính sách đầu tư tại Việt Nam; Ưu đãi và hỗ trợ của Việt Nam cho các Doanh nghiệp Nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam…

Hôm nay, với bài viết này Luật Á Châu cùng các bạn tìm hiểu thêm về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam được phân ra 3 cấp phê duyệt.

  1. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội
  2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
  3. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo Điều 30 – Luật đầu tư 2014 thì Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội bao gồm

  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc họi theo pháp luật về đầu tư công,
  • Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
  • Sử dụng đất có yếu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên
  • Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, 50.000 người trở lên ở các vùng khác.
  • Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định

Điều 32 – Luật đầu tư 2014 Quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

  • Dự án không phân biệt nguồn vốn  thuộc một trong các trường hợp
  • Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, 20.000 người trở lên ở các vùng khác.
  • Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không vận tải hàng không
  • Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia
  • Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí
  • Hoạt động kinh doanh các cược, đặt cược, casino
  • Sản xuất thuốc lá điếu
  • Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế
  • Xây dựng và kinh doanh sân gôn
  • Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 31 – luật đầu tư 2014 có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên
  • Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vụ kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài
  • Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Điều 32- luật đầu tư 2014 Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  • Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
  • Dự án có sử dụng công nghệ  thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ
  • Dự án đầu tư thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trươn đầu tư.

============================================================

Trên đây là một số nội dung Luật Á Châu muốn mang đến cho các bạn.

Nếu cần chúng tôi tư vấn chuyên sâu hãy gọi theo số

0967.932.555 hoặc 0947.318.318

Luật Á Châu luôn sẵn sàng!

Tin Liên Quan