Doanh nghiệp xã hội là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện ở Việt Nam và trong thời gian gần đây thì doanh nghiệp xã hội đang nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý.
1.khái niệm về doanh nghiệp xã hội
Luật Doanh nghiệp năm 2014 không đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp xã hội (DNXH) nhưng có các tiêu chí để xác định DNXH tại Điều 10. Từ quy định này, chúng ta có thể hiểu, DNXH là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, với mục đích hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, trong đó sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
2.điều kiện doanh nghiệp xã hôi phải đáp ứng:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định
Vì cũng là một doanh nghiệp nên để thành lập DNXH, doanh nhân xã hội (người bỏ vốn để thành lập DNXH được tác giả sử dụng thuật ngữ “doanh nhân xã hội”) phải thực hiện các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập một doanh nghiệp trong số các loại hình doanh nghiệp đã được Luật Doanh nghiệp năm 2014 thiết kế
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
DNXH có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Các vấn đề xã hội, môi trường và cộng đồng như bảo vệ môi trường, bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm cho những nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, ô nhiễm…
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
DNXH khi hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận không phân phối như các doanh nghiệp thông thường. Lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội mà DNXH đang theo đuổi.
5.Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
Các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp xã hội dự kiến thành lập.
Phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
Cam kết đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội.
Biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội
Ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội
Bài viết tham khảo:
Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Điều kiện đăng ký kinh doanh du lịch và đại lý du lịch
THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI
Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu
Liên hệ ngay tới LUẬT Á CHÂU để được tư vấn hoàn toàn miễn phí !