KINH DOANH TRÀ SỮA VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Trà sữa hiện nay là một trong những đồ uống được giới trẻ ưa thích nhất, và cũng là một trong những mặt hàng thực phẩm bán chạy nhất trên thị trường. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng; có thể thấy các cửa hàng trà sữa mọc lên khá nhiều; những thương hiệu trà sữa cũng đa dạng; người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn để phù hợp với khẩu vị của mình. Vậy để mở cửa hàng trà sữa cần những điều kiện gì? Có cần tuân thủ các quy định của pháp luật? Hãy tham khảo bài viết sau.

I. HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÀ SỮA  NHƯ THẾ NÀO?

Bất kỳ kinh doanh một mặt hàng nào đều cũng cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật thì mới được coi là kinh doanh hợp pháp. Hoạt động kinh doanh của bạn chỉ được tiến hành khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép.  Việc kinh doanh dịch vụ đồ ăn,uống bạn cũng cần phải biết rõ mình muốn kinh doanh theo mô hình nào, hiện nay có 3 mô hình kinh doanh cơ bản:

Một là, Doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.

Hai là, Hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

Ba là, Cá nhân kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ.

Tuy nhiên,thông thường để mở một cửa hàng kinh doanh trà sữa, thường kinh doanh với mô hình hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Với mô hình kinh doanh là hộ kinh doanh, thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH.

Để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trà sữa với mô hình hộ kinh doanh, đều trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Doanh nghiệp nộp giấy đề nghị đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 3: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt

Bước 4: Nhận kết quả

Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

III. CÁC THỦ TỤC SAU KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÀ SỮA.

Một là, xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Hồ sơ xin giấy phép ATVSTP gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng);
  • Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện ATVSTP (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm);
  • Bản cam kết đảm bảo ATVSTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh;
  • Chứng nhận sức khỏe ủa người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
  • Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn về ATVSTP cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Việc nộp hồ sơ được thực hiện tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP. Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục hoặc Cục ATVSTP tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cấp Giấy chứng nhận ATVSTP. hi cục hoặc Cục ATVSTP trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho Tổ chức;

Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Hai là, Nộp các loại thuế

Các loại thuế cần nộp sau khi đăng ký kinh doanh như sau:

  • Thuế môn bài theo năm
  • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Như vậy việc đăng ký kinh doanh trà sữa không quá khó khăn, bạn chỉ cần thực hiện đúng các bước đăng ký kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp và đảm bảo  việc kinh doanh trà sữa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thì việc được cấp giấy phép kinh doanh không phải là xa với. Để việc thực hiện đăng ký kinh doanh trà sữa không mất nhiều thời gian và công sức, hãy liên hệ với CÔNG TY LUẬT Á CHÂU chúng tôi để được tư vấn miễn phí và tham khảo các gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ.

 

Tin Liên Quan