Sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì?

Hàng năm, có hàng trăm doanh nghiệp được thành lập và tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm chắc thủ tục thành lập doanh nghiệp, đặc biệt rất nhiều người ‘xao nhãng’ các việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Vậy sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì? Sau đây Luật Á Châu xin tư vấn cho bạn những công việc cần phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Bố cáo thành lập doanh nghiệp

Đây là việc đầu tiên bạn cần làm ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này, chủ doanh nghiệp tiến hành bố cáo thành lập doanh nghiệp. Trên Cổng thông tin quốc gia, chủ doanh nghiệp thông báo công khai về việc đã đăng ký doanh nghiệp theo đúng trình tự và thủ tục theo đúng quy định.

Nội dung bố cáo thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với các thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, kèm theo danh sách các cổ đông sáng lập doanh nghiệp.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần phải hoàn thành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp như trên. Sau 30 ngày, nếu không đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp thì sẽ chịu phạt theo quy định.

Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ

Bước tiếp theo sau thành lập doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp cần tiến hành đó là nộp mẫu 06/GTGT. Mẫu này nhằm mục đích đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT –  giá trị gia tăng khấu trừ  tới cơ quan thuế quản lý để doanh nghiệp được xuất hoá đơn đỏ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nộp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh. Khi đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên mà không nộp mẫu 06/GTGT, doanh nghiệp sẽ được liệt vào trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.

Kê khai, nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý

Theo quy định của luật doanh nghiệp, thủ tục sau khi thành lập công ty không thể thiếu việc kê khai và nộp thuế. Doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp  doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn nộp tờ khai thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy đăng ký doanh nghiệp.

Mức thuế môn bài được áp dụng trong năm 2019 là 2.000.000 đồng/năm với doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp hơn 10 tỷ và 3.000.000 đồng/năm với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ.

Treo biển tại trụ sở doanh nghiệp

Đây là thủ tục sau khi thành lập công ty chắc chắn không thể thiếu rồi. Công ty cần treo biển tại trụ sở,  biển công ty để thể hiện thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế kiểm tra trụ sở sẽ thông báo công ty không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký và không cho công ty đăng ký sử dụng hoá đơn.

Nếu sau thành lập, doanh nghiệp không treo biển tại trụ sở sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng tùy trường hợp.

Mở tài khoản ngân hàng

Khi bất cứ một doanh nghiệp nào đi vào hoạt động thì cũng cần có tài khoản ngân hàng để tiến hành thực hiện giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản, nộp thuế điện tử.

Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp và con dấu của doanh nghiệp
  • Bản sao công chứng chứng minh thư của người đại diện công ty
  • Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Thông báo đã đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Khi mở tài khoản ngân hàng, một số ngân hàng còn yêu cầu thêm: Quyết định  thành lập doanh nghiệp hoặc điều lệ thành lập doanh nghiệp, và bắt buộc phải có bản sao công chứng CMND của kế toán trưởng.

Ngoài ra, thủ tục sau khi thành lập công ty còn cần phải tiến hành đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử và in hóa đơn điện tử theo đúng quy định.

Bạn vẫn còn chưa rõ sau khi thành lập doanh nghiệp phải làm gì? Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Á Châu để biết thêm chi tiết và được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

 

Tin Liên Quan