MỞ PHÒNG KHÁM MỸ PHẨM VỚI DỊCH VỤ THẨM MỸ KHÔNG CẦN GIẤY PHÉP

Lĩnh vực thẩm mỹ gần đây đang trở thành ngành đem lại lợi nhuận không nhỏ, vì thế các nhà kinh danh mở các dịch vụ thẩm mỹ khá lớn. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Luật Á Châu cung cấp dịch vụ thành lập phòng khám thẩm mỹ hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục thành lập và các điều kiện giấy tờ cần thiết.

1. Phạm vi hoạt động phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

– Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ;

– Tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai;

– Không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể;

– Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám;

– Việc phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng đã được xác định trong chứng minh nhân dân chỉ được thực hiện sau khi người có yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đã có đơn gửi cơ quan Công an nơi cấp chứng minh nhân dân.

2.Điều kiện đối với các cơ sở này gồm:

  • Cơ sở vật chất:

– Xây dựng và thiết kế:

+ Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

+ Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;

– Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh.

– Buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2;

– Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10 m2 nếu có thực hiện thủ thuật;

– Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật;

– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

  • Thiết bị y tế:

– Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

– Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

  • Nhân sự:

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;

– Người được phân công thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám chuyên khoa phẩu thuật thẩm mỹ phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.

3. Trình tự thành lập phòng khám thẩm mỹ.

Bước 1: Thành lập cơ sở hoạt động kinh doanh, và xin cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật

Bước 2: Sau khi có chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện làm hồ sơ cấp phép hoạt động và cấp chứng chỉ hành nghề

4.Hồ sơ cấp phép hoạt động

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Có ngành nghề Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa- Theo Điều 61 Luật Khám chữa bênh 2009;

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách người đăng ký hành nghề;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế;

– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề nộp tại sở y tế.

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện theo quy định;

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

· 5.Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

– 02 (hai) ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;

– Bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

– Giấy xác nhận quá trình thực hành;

Tin Liên Quan