Với thị trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ như hiện nay, thì các doanh nghiệp luôn cần tìm ra những giải pháp có thể mở rộng tối đa thị trường của mình, đồng thời nâng cao doanh số bán hàng mang lại lợi ích cho công ty. Và một trong những giải pháp tối ưu đó là thành lập văn phòng đại diện. Quy trình và thủ tục thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản dưới luật có liên quan.
Sau đây, chuyên viên của Achaulaw xin đưa một số tư vấn sau đây :
Việc lập văn phòng đại diện có lợi gì cho doanh nghiệp ?
Theo khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 : “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có một số chức năng chính như:
- Thực hiện công việc phát triển các ngành nghề kinh doanh
- Các ngành nghề đã được cơ quan chức năng cấp phép theo pháp luật hiện hành;
Thực hiện các công việc báo cáo với các cơ quan chức năng tại địa phương theo đúng quy định của nhà nước; Báo cáo tài chính định kỳ về trụ sở chính theo quy định riêng của doanh nghiệp; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả tăng trưởng và chiến lược phát triển của cơ sở hàng năm; Tổ chức công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập…
Làm thế nào để thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp ?
Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng kí thành lập văn phòng đại diện gồm có:
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Khi đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện. Kèm theo Thông báo phải có các văn bản được nêu tại thành phần hồ sơ.
- Nếu doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải gửi Thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
- Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài: Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, Quý khách có thể liên hệ để được tư vấn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh Tại Đây.