CÁC HÀNH VI ĐƯỢC COI LÀ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và internet đã mang đến những tiện ích mới cho người sử dụng nhưng cũng mở ra các lối đi khác cho nạn xâm phạm bản quyền ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.

Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có những quy định điều chỉnh về hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả

1.Khái niệm quyền tác giả

Quyền tác giả hay tác quyền là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của

người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính

chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền, ví

dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ,

hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh…

Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự

2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở

hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo đó, Quyền tác giả là

quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở

hữu

Các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả

2.Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả
-Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

-Mạo danh tác giả.

-Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

-Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng

tác giả đó.

-Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây

phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

-Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác

giả, trừ trường hợp quy định

-Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền

tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường

hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ

-Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả,

không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của

pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí

tuệ

-Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất

khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

-Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm

đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà

không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

-Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

-Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền

tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

-Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác

phẩm.

-Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho

thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện

pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả

đối với tác phẩm của mình.

-Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

-Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của

chủ sở hữu quyền tác giả.

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

Thủ tục cấp giấy phép chuyển giao công nghệ

Tin Liên Quan