Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp năm 2014
Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh, vì một số nguyên nhân như: kinh doanh thô lỗ dẫn đến doanh nghiệp tự nguyện tiến hành hoạt động giải thể hoặc bị buộc giải thể theo một quyết định hành chính nhà nước. Vậy trong trường hợp tiến hành giải thể, doanh nghiệp được tiến hành những hoạt động nào và những hoạt động nào doanh nghiệp bị cấm không thể tiến hành. Luật á châu xin trình bày về những hoạt động cấm khi tiến hành giải thể doanh nghiệp như sau:
Theo quy định tại Điều 205 Luật doanh nghiệp năm 2014, các hoạt động cấm khi có quyết định giải thể bao gồm:
1. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
d) Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
2. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Luật doanh nghiệp có những quy định trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nợ, khách hàng và người tiêu dùng, trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành hoạt động giải thể.
BÀI VIẾT THAM KHẢO:
Dịch vụ thay đổi người đại diện chi nhánh công ty
CÓ THỂ LÀM THỦ TỤC THAY ĐỔI CHỦ SỞ HỮU KHI DOANH NGHIỆP ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI THỂ