MỘT SỐ BẤT CẬP TRÊN THỰC TẾ CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Trải qua 10 năm thi hành Luật SHTT cho thấy còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

  1. Một số bất cập

Thứ nhất, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT, nếu sao chép một bản của tác phẩm đã công bố nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Vậy trong một nhóm nhà nghiên cứu, họ sao chép tác phẩm thành nhiều bản cũng chỉ để nghiên cứu khoa học thì có phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả không?

Thứ hai, khoản 4 Điều 19 Luật SHTT quy định tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quy định này dễ gây hiểu nhầm, mà theo đó, tác giả chỉ có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào khi hành vi đó gây phương hại đến danh dự và uy tín tác giả, còn nếu không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì “vô tư”, vì vậy, nên tình trạng cắt xén nội dung tác phẩm của tác giả này, tác giả kia để “hô biến” thành sản phẩm “trí tuệ” của chính mình đang diễn ra tương đối nhiều, mà không ít lần buộc báo chí phải lên tiếng.

Thứ ba, khoản 1 Điều 20 Luật SHTT có quy định về quyền tài sản, tuy nhiên, những quy định của Luật SHTT rất chung chung, cần phải được cụ thể hơn nữa trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Hơn nữa, trong các quyền tài sản mà nhà làm luật liệt kê tại Điều 20 Luật SHTT, theo tác giả còn thiếu cũng có ý nghĩa là quyền tài sản trong lĩnh vực SHTT, đó là quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Thực ra, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là một cách thức truyền đạt tác phẩm tới công chúng, cho nên, không nhất thiết phải tách ra quy định thành một quyền riêng.

Thứ tư , Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, phạm vi dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu hàng hóa vẫn rất hẹp và không tương thích với quy định của Hiệp định TRIPs.

  1. Kiến nghị:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Luật SHTT theo hướng quy định thêm về các đối tượng sở hữu công nghiệp cho phù hợp với các Công ước Paris và Hiệp định TRIPs. Cụ thể, quy định bảo hộ quyền SHTT đối với công nghệ sinh học; mở rộng phạm vi bảo hộ đối với kiểu dáng hàng dệt; quy định phạm vi rộng hơn những dấu hiệu có khả năng được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá như: không gian ba chiều, âm thanh, thậm chí cả các dấu hiệu mùi, vị.

Hai là, hoàn thiện các quy định về thực thi quyền SHTT trong pháp luật hành chính.

Ba là, ban hành những quy định cụ thể về thủ tục tố tụng hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI  VIẾT THAM KHẢO:

Sở hữu trí tuệ

đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Tin Liên Quan