Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng khi đăng ký bản quyền logo tức là đã được bảo hộ cả nhãn hiệu rồi…sau đây Luật á châu sẽ phân biệt đăng ký bản quyền logo,đăng ký nhãn hiệu.
1.Phân biệt:
– Đăng ký quyền tác giả để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm.
– Còn đăng ký nhãn hiệu (đăng ký thương hiệu) là ghi nhận nhãn hiệu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu
Như vậy; khi đăng ký bảo hộ đối tượng A (logo/tên/tác phẩm) cho sản phẩm/ dịch vụ cụ thể nào đó. Tức là đi đăng ký nhãn hiệu chứ không phải đăng ký bản quyền tác giả.
2. Sự khác biệt của Đăng ký bản quyền logo và Đăng ký nhãn hiệu?
Sở hữu trí tuệ chia ra làm hai bộ phận:
Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó logo là một đối tượng trong quyền tác giả. ( Thường được bảo hộ thương hiệu dưới hình thức tác PHẨM mỹ thuật ứng dụng).
Logo là một đối tượng bảo hộ nhãn hiệu là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.
3.Phân biệt bản quyền và nhãn hiệu:
a.Mục đích bảo hộ:
Mục đích bảo hộ bản quyền tác giả cho logo nghiêng về bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa
Bảo hộ nhãn hiệu bảo vệ quyền của các cá nhân,\; tổ chức trong hoạt động kinh doanh; tránh việc gây nhầm lẫn giữa hàng hóa; dịch vụ cùng loại hoặc tương tự mà các chủ thể kinh doanh này cung cấp.
b.Điều kiện bảo hộ:
Để một tác phẩm nói chung và một logo (một tác phẩm mỹ thuật mỹ thuật ứng dụng) nói riêng được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết phải có đó là tính sáng tạo độc lập. Điều này có nghĩa tác giả phải sáng tạo ra tác phẩm bằng hoạt động lao động trí tuệ của chính mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Trong khi đó, điều kiện để được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu không phải là tính sáng tạo mà là tính phân biệt, tức nhãn hiệu mà bạn tiến hành đăng ký nhãn hiệu phải giúp cho người tiêu dùng phân biệt, nhận diện được hàng hoá; dịch vụ mà bạn cung cấp với hàng hoá; dịch vụ cùng loại được cung cấp bởi một chủ thể khác. Điều này cũng có nghĩa; nhãn hiệu khi bảo hộ độc quyền buộc phải gắn với hàng hóa hay dịch vụ nhất định còn quyền tác giả thì không.
c.Thủ tục bảo hộ:
Theo quy định quyền tác giả đương nhiên được pháp luật bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện bảo hộ mà không cần phải tiến hành đăng ký.
Mặc dù quyền tác giả đương nhiên được bảo hộ; nhưng Nhà nước luôn khuyến khích các tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm tiến hành đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả để có cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những tranh chấp về sau nếu có.
Ngược lại, nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi chủ sở hữu tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc thuộc về người nộp đơn đầu tiên (trừ một số trường hợp đặc biệt như nhãn hiệu nổi tiểng…).
Như vậy,Bảo hộ quyền tác giả hướng đến việc bảo hộ tính sáng tạo của trí tuệ con người; nghiêng về các giá trị tinh thần.Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hướng đến việc bảo vệ môi trường lành mạnh trong kinh doanh; nên nó cần có một sự ràng buộc; sự ghi nhận pháp lý nhất định.
BÀI VIẾT THAM KHẢO: