VƯỚNG MẮC KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

 

1. Về mặt thời gian

Thứ nhất; thông tin về những hồ sơ đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được cập nhật khá chậm.

Khi tra cứu nhãn hiệu trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ; nhiều doanh nghiệp thấy tên của mình không bị trùng, và yên tâm đăng ký.

Tuy vậy, có thể một doanh nghiệp khác đã đăng ký nhãn hiệu đó từ 1, 2 ngày trước khi thông tin chưa được cập nhật. Một năm sau, doanh nghiệp này mới được biết nhãn hiệu của họ bị từ chối vì trùng tên thì họ đã phát triển và quảng bá thương hiệu trên thị trường rồi; điều này gây tổn thất rất lớn.

Thứ hai; trên thực tế,có không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài.

2. Khó khăn về mặt kinh phí:

Để đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài; doanh nghiệp phải nộp một khoản phí không nhỏ bao gồm:

+ Phí cơ bản

+ Một khoản phí bổ sung tương đương với mỗi nước thành viên đã chỉ định để không phải trả từng khoản phí riêng lẻ

+ Một khoản phí riêng cho bất cứ nước thành viên nào đã được chỉ định theo nghị định thư và đã được tuyên bố rằng nước đó mong muốn một khoản phí như vậy ( khoản phí này do các nước thành viên tương ứng xác định và được công bố trên công báo)

+ Một đơn đăng kí quốc tế có hiệu lực trong mười năm. Có thể gia hạn thêm các thời hạn 10 năm dựa trên việc thanh toán phí quốc tế theo quy định.

 

3. Khó khăn về khi gặp phải tranh chấp

Đây là chuyện vẫn thường xuyên xảy ra với các doanh nghiệp ở cả trong và ngoài nước

4. Khó khăn về giới hạn bảo hộ

Đặc điểm này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, vì họ sẽ chỉ được bảo hộ ở tại nước mà họ yêu cầu được bảo hộ, còn khi muốn mở rộng ra một thị trường mới hơn, thì

doanh nghiệp lại phải tiến hành lại thủ tục này với quốc gia mà họ muốn được bảo hộ.

 

Tin Liên Quan