BẢO HỘ QUYỀN LIÊN QUAN

Quyền liên quan là một trong những quyền được pháp luật quy định bảo hộ. Trong bài viết dưới đây của Luật Á Châu chúng tôi xin gửi đến độc giả những quy định chi tiết của pháp luật về bảo hộ quyền liên quan.

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan

1.  Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

2.  Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan „

3.  Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

4.  Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).

Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ

1.  Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+   Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

+   Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

+   Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể:

Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

1.  Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a)  Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

b)  Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

2.  Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng

+   Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Cụ thể:

Điều 31. Quyền của tổ chức phát sóng        

1.  Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a)  Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

b)  Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;

c)  Định hình chương trình phát sóng của mình;

d) Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

2.  Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng„

+   Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.  Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+   Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

+   Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

….

 

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

 

Sở hữu trí tuệ

Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

Tin Liên Quan