Bảo hộ chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan SHTT là yêu cầu bức thiết đối với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Ở đây chúng ta xem xét vấn đề hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Sở dĩ luật quy định vấn đề này trong luật cạnh tranh là để hỗ trợ cho Luật sở hữu trí tuệ, dự phòng cho những điều luật về cạnh tranh để điều chỉnh.
1.Khái niệm Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” (khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004)
2.Các Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ
-
Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
-
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
-
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểmkhác của hàng hoá, dịch vụ; về điềukiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
-
c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điềuước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
-
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mụcđích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
-
Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
-
Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản1 Điều này bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.