CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG

công ty cổ phần đại chúng
                                                  công ty cổ phần đại chúng
  1. KHÁI NIỆM

Theo quy định tại Điều 25 Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010 khái niệm về công ty đại chúng như sau:

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:

  1. Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
  2. Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
  3. Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Công ty đại chúng là những công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán. Tùy từng nước có thể có định nghĩa cụ thể hơn về công ty đại chúng.

Nét đặc trưng của các công ty đại chúng là có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư, do đó đặt ra yêu cầu quản trị công ty như là yếu tố khác biệt với vấn đề quản lý công ty.

  1. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM

– Ưu điểm:

Công ty đại chúng được xã hội biết đến do có tên tuổi xuất hiện công khai trên thị trường chứng khoán, trên báo chí. Công ty đã khẳng định được danh tiếng, uy tín thì khi cần huy động vốn ngoài xã hội, công ty dễ dàng có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí phát hành thấp hơn lần phát hành truớc.

Nhà nước bớt được gánh nặng phải trợ giúp vốn ngân sách cho công ty, và như vậy Nhà nước có thể tập trung sức lực vào nhiệm vụ trọng đại của mình là đầu tư cơ sở hạ tầng.

– Nhược điểm:

Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Thêm vào đó, hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải; như vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.

Khi phát hành, công ty sẽ phải chịu các chi phí đợt phát hành: chi phí thuê hãng kiểm toán độc lập để lập báo cáo kiểm toán hoạt động của công ty, chi phí thuê người bảo lãnh phát hành, chi phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xin phép phát hành, chi phí quảng cáo cho đợt phát hành.

  1. PHÂN LOẠI

Công ty cổ phần đại chúng bao gồm 2 loại: niêm yết và chưa niêm yết

  1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

Về vốn điều lệ: Công ty đại chúng phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ VNĐ trở lên.

Về năng lực sản xuất kinh doanh: Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty đại chúng là có lãi 1 năm trước khi chào bán.

Về tính đại chúng: Công ty đại chúng yêu cầu tối thiểu 100 nhà đầu tư nắm giữ không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính.

Về thời gian nắm giữ cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty: Công ty đại chúng không quy định tỷ lệ và thời gian nắm giữ bắt buộc của các thành viên lãnh đạo.

Để được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, công ty đại chúng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Về vốn điều lệ: Phải có vốn điều lệ từ 80 tỷ VNĐ trở lên;

Về năng lực sản xuất kinh doanh: Công ty đại chúng niêm yết phải là có lãi 2 năm trước khi niêm yết.

Về tính đại chúng: Công ty đại chúng yêu cầu tối thiểu 100 nhà đầu tư nắm giữ không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính trong khi Công ty đại chúng niêm yết yêu cầu thêm điều kiện là 100 cổ đông nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Về thời gian nắm giữ cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty: Công ty đại chúng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán yêu cầu ban lãnh đạo phải nắm giữ 100% trong 6 tháng đầu tiên và 50% trong 6 tháng tiếp theo kể từ ngày niêm yết.

  1. HỒ SƠ CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG BAO GỒM:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010 thì hồ sơ của công ty đại chúng bao gồm:

– Hồ sơ công ty đại chúng bao gồm:

+ Điều lệ công ty.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.

+ Thông tin tóm tắt về mô hình tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý và cơ cấu cổ đông.( theo mẫu số 8 nghị định 58/2012/NĐ-CP)

+ Báo cáo tài chính năm gần nhất.

Về đăng ký thông tin đại chúng, Điều 34 Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định:

– Ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 25 Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010, công ty đại chúng có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày trở thành công ty đại chúng.

– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

+ Ngày trở thành công ty đại chúng được tính từ ngày hoàn thành việc góp vốn đầy đủ và số cổ đông được ghi nhận trong số cổ đông có từ 100 nhà đầu tư trở lên.

 

Về quản trị công ty, công ty đại chúng ngoài tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp còn phải theo Luật Chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ Tài chính quy định cụ thể về quản trị công ty đại chúng. Nguyên tắc quản trị công ty đại chúng bao gồm:

+ Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

+ Bảo đảm quyền lợi của cổ đông, những người có liên quan.

+ Bảo đảm đối xử công bằng giữa các cổ đông.

+ Công khai, minh bạch mọi hoạt động của công ty.

  1. NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG BAO GỒM:

– Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

– Bảo đảm quyền lợi của cổ đông, những người có liên quan;

– Bảo đảm đối xử công bằng giữa các cổ đông;

– Công khai, minh bạch mọi hoạt động của công ty.

  1. CÁC TRƯỜNG HỢP TRỞ THÀNH CÔNG TY ĐẠI CHÚNG KHÁC:

– Chào bán cổ phiếu ra công chúng.

+ Các phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm:

Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;

Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.

+ Để có thể chào bán chứng khoán ra công chúng, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện:

Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;

1  Khoản 3 Điều 34 Nghị định 58/2012

2  Khoản 1 Điều 34 Nghị định 58/2012

3 Điều 33 Nghị định 58/2012.

4 Khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán.

Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Khi thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng cần đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trừ trường hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày giấy này có hiệu lực, công ty phải công bố Bản thông báo phát hành trên một tờ báo điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp. Chỉ sau khi hoàn tất công bố, công ty mới được phép chào bán cổ phiếu ra công chúng và chính thức trở thành công ty đại chúng.

– Niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán

Để được niêm yết tại ở Giao dịch chứng khoán, công ty phải đáp ứng các điều kiện về vốn, năm hoạt động, tỷ lệ nắm giữ số cổ phiếu có quyền biểu quyết của nhóm cổ đông, sở hữu cổ phiếu của ban lãnh đạo, công khai các khoản nợ và phải có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ.

  1. ĐIỀU LỆ

Điều lệ mẫu của công ty đại chúng  (Ban hành kèm theo Thông tư số 121/2012/TT- BTC ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng).

Phân biệt công ty đại chúng với công ty cổ phần

  1. Cơ sở pháp lý, khái niệm

Theo định nghĩa tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN), công ty cổ phần là loại hình công ty có vốn được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư. Thuộc quản lý từ Bộ kế hoạch và Đầu tư, thuộc sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp.

  • Công ty đại chúng: luật chứng khoán 2013

Khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán năm 2013 quy định về Công ty đại chúng:

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:

  1. a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.
  2. b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.
  3. c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.
  4. Điều kiện trở thành công ty đại chúng.

Khi một công ty cổ phần đạt đủ cả 03 điều kiện:

– Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.

– Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.

– Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Công ty đạt đủ 3 điều kiện trên thì chính thức được xem là Công ty Đại chúng. Theo quy định của Luật Chứng khoán thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập Công ty Đại Chúng thì Công ty Cổ phần đó phải nộp hồ sơ để báo cáo Ủy ban Chứng khoán biết và quản lý.

  • Phân biệt công ty cổ phần và công ty đại chúng

Như trên đã nói thì Công ty Đại chúng do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, tức là đã thuộc phạm vi của Luật Chứng khoán (còn các Công ty Cổ phần còn lại kia chỉ do đơn thuần Luật Doanh nghiệp quản lý như bình thường). Do đó Công ty Đại chúng sẽ chịu 1 số khác biệt để đảm bảo tính “đại chúng” của nó:

– Thứ nhất: Công bố đầy đủ các thông tin Định kỳ và Bất thường theo quy định: Báo cáo tài chính kiểm toán năm / soát xét 6 tháng đầu năm, Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, mua bán tài sản có giá trị lớn >15% Tổng tài sản Công ty, …

Theo quy định của Luật thì tất cả các Công ty Đại chúng đều phải có website riêng, và trong đó đều phải có 1 mục riêng chuyên để công bố thông tin cho cổ đông được biết nhằm đảm bảo tính “Đại chúng” cũng như quyền lợi của mọi cổ đông là ngang nhau – đều có thể tiếp cận được thông tin của Công ty, ngoài ra khi đăng lên web thì Các Công ty cũng đồng thời phải gửi thông tin nói trên đến Ủy ban Chứng khoán để báo cáo, giám sát và công bố.

– Thứ 2: Phải tuân thủ các Nguyên tắc Quản trị Công ty Đại chúng như:

+ Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý và hiệu quả hoạt động của Hội đồng Quản trị cũng như Ban Kiểm soát.

Ví dụ: trong số các thành viên tham gia Hội đồng Quản trị của Công ty Đại chúng thì cần có ít nhất 01 thành viên là thành viên Hội đồng Quản trị độc lập tức không nắm giữ cổ phiếu, không phải là nằm trong Ban Điều hành cũng như người liên quan, không có lợi ích trực tiếp,…tất cả để nhằm có 01 thành viên thực sự “Độc lập” trong Hội đồng Quản trị để qua đó có tiếng nói, giám sát, bảo đảm quyền lợi của cổ đông “nhỏ lẻ”, tránh tình trạng Công ty “Gia đình trị” biết với nhau, như vậy tính minh bạch sẽ tốt hơn và hoạt động chung cơ bản cũng theo hướng tốt hơn, nhà đầu tư yên tầm hơn mà đầu tư theo.

+ Bảo đảm quyền lợi của mọi cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đông (Không được phân biệt Cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ).

+ Bảo đảm Công khai, minh bạch mọi hoạt động của Công ty. Thực ra đây là tiêu chí lõi khi tham gia Thị trường Chứng khoán, chỉ khi có đầy đủ thông tin để phân tích, đánh giá, tổng hợp tiềm năng và triển vọng thì Cộng đồng Nhà đầu tư mới có thể bỏ vốn đầu tư, qua đó giúp cho Thị trường Chứng khoán huy động được vốn thành công được.

– Thứ 3: Phải thực hiện đăng ký, lưu ký Chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam VSD theo quy định (Ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận là Công ty Đại chúng) hay tóm tắt lại là Chứng khoán của tất cả các Công ty Đại chúng kể cả chưa niêm yết để giao dịch đều phải chuyển hết về cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam VSD – một đơn vị trực thuộc của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, tức là:

+ Công ty Đại Chúng nào cũng sẽ có mã chứng khoán riêng để có sự quản lý chung của Nhà nước, tránh hiện tượng giao dịch “khống” dễ dẫn đến lừa đảo như ngày xưa qua các Hợp đồng chuyển nhượng nhiều khi là viết tay với nhau – khi còn tồn tại thị trường tự do không có sự quản lý của nhà nước (Gọi tắt là Thị trường OTC).

+ Muốn chuyển nhượng mua bán được thì các nhà đầu tư cần mở tài khoản tại các Công ty Chứng khoán, sau đó qua sự trung gian của các Công ty Chứng khoán thì mọi hoạt động thanh toán giao dịch tiền – chứng khoán sẽ được thực hiện thông qua tổng đối mối là VSD – một đơn vị của Nhà nước, qua đó giúp bảo đảm hơn rất nhiều nếu so với giao dịch thông thường như khi còn do Sở kế hoạch đầu tư quản lý.

Đây cũng chính là nguồn gốc của Dịch vụ Môi giới Chứng khoán đang tồn tại tại các Công ty Chứng khoán hiện nay. Còn khi không phải Công ty Đại chúng thì việc chuyển nhượng lại thành trực tiếp hơn – 02 bên mua bán chỉ việc viết Giấy mua bán (Hoặc Hợp đồng theo mẫu) có sự xác nhận của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần và sau đó phải đăng ký lại Giấy phép kinh doanh mới do có sự xáo trộn cổ đông với Sở kế hoạch đầu tư (Khá phức tạp).

 

 Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: achaulaw@gmail.com hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0963.81.84.86. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

   Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0963.81.84.86

Webside: achaulaw.com.vn

Email: achaulaw@gmail.com

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

 

 

 

Tin Liên Quan