Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau.
Theo khoản 19, điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu liên kết sẽ bao gồm từ hai sản phẩm hàng hóa/dịch vụ trở lên với các đặc điểm sau:
– Phải có cùng một chủ thể đăng ký sở hữu
– Các nhãn hiệu phải có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau. Trùng có nghĩa là giống về cả nội dung và hình thức còn tương tự là giống về nội dung và hình thức nhưng vẫn có điểm khác biệt cụ thể ở tên gọi, công dụng hoặc tính năng của sản phẩm hàng hóa/dịch vụ đó.
– Các nhãn hiệu phải có sự liên quan về mẫu nhãn hiệu cũng như nhóm sản phẩm hàng hóa/dịch vụ cung cấp.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết khi có đầy đủ các tài liệu sau:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu liên kết (theo mẫu)
– Mẫu nhãn hiệu
– Danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu
– Chứng từ nộp lệ phí và lệ phí
Về tờ khai đăng ký nhãn hiệu, quý khách cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Phần mô tả phải chỉ rõ nhãn hiệu cần đăng ký là nhãn hiệu liên kết
+ Chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc sản phẩm hàng hóa/dịch vụ.
Trường hợp nhãn hiệu là yếu tố liên kết thì phải chỉ rõ có nhãn hiệu nào là cơ bản hay không.
Nếu một trong các nhãn hiệu đó đã được bảo hộ hoặc đã được nêu trong đơn đăng ký trước đó thì phải ghi rõ số văn bằng hoặc số đơn đăng ký đó.
Trường hợp hàng hóa/dịch vụ là yếu tố liên kết thì phải chỉ rõ có hàng hóa/dịch vụ nào là cơ bản hay không.
Nếu một trong các hàng hóa/dịch vụ đó đã được bảo hộ; hoặc đã được nêu trong đơn đăng ký trước đó, thì phải ghi rõ số văn bằng hoặc số đơn đăng ký đó.
Nếu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu liên kết không chỉ rõ được như trên; thì tất cả nhãn hiệu, hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu trong đơn sẽ được coi là không liên kết với nhau. do đó khả năng phân biệt nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các tài liệu nêu trên
Quý khách có thể nộp trực tiếp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ
hoặc có thể gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ của Cục tại 386 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
-Sở dĩ nhãn hiệu liên kết còn được gọi là nhãn hiệu bao vây bởi:
khi được đăng ký bảo hộ bởi pháp luật; nhãn hiệu liên kết sẽ có chức năng ngăn chặn bên thứ ba đăng ký; xâm phạm nhãn hiệu tương tự
Việc đưa ra nhiều nhãn hiệu giống nhau, tương tự nhau sẽ làm giảm thiểu tối đa tình trạng chủ thể khác đăng ký bảo hộ